Nhấn mạnh đến nguyên lý và tinh thần của dân chủ trong đời sống tinh thần, chính trị và xã hội con người, Văn minh dân chủ sẽ cho bạn rất nhiều kiến thức, tầm nhìn và những sự so sánh thú vị xoay quanh chủ đề này.
Tổng quan về sách Văn minh dân chủ
Những định chế và lý tưởng của dân chủ đã từng nếm mùi của cả vinh quang lẫn thất bại. Sau một thời gian bị lãng quên, dân chủ đã được phục sinh tại Âu châu khoảng vài những thế kỷ 17 và 18, và sau đó lớn mạnh dần và toàn thắng trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20 trong trận Thế chiến I (1914-1919) và Thế chiến II (1939-1945). Theo một nghĩa rộng rãi và đạo đức, dân chủ phải ăn khớp với mục đích mà chính trị cần thực thi trong các nước dân chủ. Mục tiêu chính cần phải đạt được là một xã hội có một trình độ văn minh cao hơn. Mục đích nền tảng của một nước dân chủ phải có ý nghĩa đạo đức. Nó đóng góp vào nền văn minh của nhân loại qua hoạt động chính trị. Điều mà ta học hỏi được ở sự nghiên cứu các nền chính trị dân chủ là các chính quyền đã giúp khai hóa nhân loại như thế nào, vậy nên chính phủ đang nắm giữ một vai trò trung tâm và thiết yếu, vì chỉ một hành vi cai trị sai sót cũng sẽ dễ dàng có thể làm hỏng đi và giảm sút nhân cách của cả một dân tộc… Tôi đã đặt tên cho cuốn sách này là nền Văn minh dân chủ bởi vì tôi tin rằng hình thức chính quyền dân chủ đã cống hiến cho sự khai hóa nhân loại một tính chất độc đáo.
Trong cuốn sách này Giáo sư Leslie Lipson sẽ phân tích và thẩm định một cách minh bạch các quan niệm dân chủ cổ điển và hiện đại, những tương quan giữa dân chủ và các yếu tố chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế và chính trị, các hệ thống đảng phái và chính quyền dân chủ; và sau hết là các giá trị của nền dân chủ. Những tiêu đề này sẽ được khai triển theo phương pháp đối chiếu – so sánh giữa các xã hội dân chủ và không dân chủ cũng như giữa các chế độ dân chủ với nhau, đồng thời định giá hình thức chính quyền dân chủ và để đưa ra một lý thuyết tổng quát về diễn trình chính trị ấy.
Leslie Lipson là giáo sư chính trị học tại trường Đại học California, từng giữ chức vụ Giám đốc trường Hành chính công quyền tại Đại học Victoria ở thủ đô Tân Tây Lan và là Giáo sư của chương trình Liên Hiệp Quốc tại Rio de Janeiro. Và ông cũng chính là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng khác là Politics of Equality (Chính trị Bình quyền) và The Great Issues of Politics (Những Vấn đề căn bản của Chính trị).
Mục lục sách Văn minh dân chủ
Phần I: Những Tiêu chuẩn của Dân chủ
Chương I: Truyền thống cổ điển
Nguồn gốc từ đô thị quốc gia Athens _ Khảo sát chế độ dân chủ ở Athens _ Định nghĩa dân chủ của Hobbes và Rouseeau
Chương II: Sự hồi sinh của Dân chủ
Quyền hạn của cá nhân – Chủ nghĩa cá nhân trong lý thuyết của Hobbes và Rousseau – Dân chủ, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc.
Phần II: Xã hội dân chủ
Chương 3: Phạm vi của Dân chủ
Từ cách mạng đến tiếng hóa – Chủ nghĩa tiệm tiến của người Anh – Dân chủ hoàn toàn là một hiện tượng mới – Liên hệ giữa dân chủ và chủ nghĩa đế quốc – Trắc nghiệm các nền dân chủ trong năm 1939 – Ước tính hiện tại – Khung cảnh xã hội của chế độ chính trị
Chương 4: Những tương quan chủng tộc
Chính trị của các đoàn thể chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ – Chính phủ trong một cộng đồng tạp chủng – Kinh nghiệm chủng tộc ở Hoa Kỳ – Cuộc đấu tranh giành tự do của người Mỹ da đen – Nam Phi: Chính trị của sợ hãi – Ba chủng tộc ở Ba Tây – Bình đẳng chủng tộc, bình đẳng giai cấp – Sự pha trộn nòi giống và văn hóa ở Hạ Uy Di – Lòng khoan thứ lan rộng.
Chương 5: Ngôn ngữ và tôn giáo
Việc cai trị một dân tộc có tiếng nói và tín ngưỡng khác nhau – Đối chiếu Tây Ban Nha và Nga – Thống trị cố chấp – Quốc gia dân chủ trong các cộng đồng hỗn tạp – Một nghịch lý – Tóm lược.
Chương 6: Địa lý chính trị
Ảnh hưởng của địa lý đối với chính trị – Nền tảng vật thể của quốc gia – Hình thức chính quyền liên quan đến lực lượng trên bộ hoặc trên biển – Hải lực và nền dân chủ Athens – Binh lực và chính quyền Sparta – Nga và Phổ – Quân đội và chế độ chuyên chế ở Đức – Hải quân Anh và tự do trong nước – Phòng thủ đại dương của Hoa Kỳ – Nhận xét đại cương từ những thí dụ này – Một số ngoại lệ – Tại sao hải lực không đe dọa dân chủ – Các vấn đề về không lực và không gian – Kinh phí chính trị của vũ trang – Những chế độ quân chủ hiện đại – Ưu tiên chính trị trước vũ khí.
Chương 7: Căn nguyên kinh tế
Kinh tế chính trị – Những chính sách kinh tế mới – Dân chủ dưới các điều kiện canh nông – Trường hợp Đan Mạch – Dân chủ có phải là xa xỉ phẩm của người giàu không? – Mức sống cao và các quốc gia dân chủ – Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chính quyền dân chủ – Những nền kinh tế hỗn hợp hiện đại và vai trò tương lai của chính quyền – Những trách nhiệm tương lai của chính quyền.
Phần III: Chính trị và chính quyền dân chủ
Chương 8: Cử tri có quyền chủ tể
Những động cơ chính trị và những định chế dân chủ – Sự tham gia của dân chúng – Loại trừ những trở lực đi tới phổ thông đầu phiếu – Sử dụng quyền đầu phiếu – Ảnh hưởng của hệ thống bầu cử – Những khúc mắc chính trị trong việc bầu phiếu tập thể – Sự giáo dục công chúng – Nhịp độ bầu cử – Quyền đề nghị đại chúng và trưng cầu dân ý – Sự nghi kỵ lập pháp.
Chương 9: Hệ thống lưỡng đảng
Tại sao các chính đảng lại thiết yếu đối với chính quyền dân chủ – Nguyên nhân hệ thống đảng – Thiêu thức lưỡng đảng của Anh Quốc – Giải thích các chính đảng Anh theo cơ cấu – Phản ứng của các đảng đối với chủ nghĩa kỹ nghệ – Hệ thống lưỡng đảng của Hoa Kỳ – Các đoàn thể trong nền chính trị Mỹ ngày này
Chương 10: Chính trị đa đảng
Đặc thù của hệ thống đa đảng – Những lý do cho hệ thống đảng của Thụy Sĩ – Sự hình thành các đảng phái trước thế chiến I – Thoạt tiên chế độ bầu cử điều hành như thế nào. Sự biến cải thành đại diện tỷ lệ – Chế độ đa đảng ổn định tại Bắc Âu – Chính trị Pháp trong Đệ Tam và Đệ Tứ Cộng Hòa – Những định chế do hệ thống đảng phái uốn nắn – Những bất đồng về các nguyên tắc nhất đảng – Kết luận.
Chương 11: Trình tự Hiến định
Phân tích của Aristotle – Nội dung xã hội của hiến pháp – Những điều kiện cho hiến pháp dân chủ – Cuộc khủng hoảng hiến pháp Anh năm 1901 – 1911 – Cuộc tranh biện ở Nam Phi năm 1951 – 1956 – Đối chiếu hai trường hợp – Tiến hóa chính trị của hiến pháp Mỹ – Kết luận
Chương 12: Các viện đại diện
Tầm quan trọng cao, danh tiếng thấp – Những hình thức đại diện trước kia – Đại diện một xã hội tân tiến – Các hệ thống tuyển cử – Chế độ nhất viện hay chế độ lưỡng viện? – Cách tổ chức các viện lập pháp – Tổ chức Quốc hội Hoa Kỳ – Kỷ luật trong thứ dân viện Anh – Các nhiệm vụ của nghị viện tiến hóa ra sao – Quyển tối hậu
Chương 13: Lãnh đạo chính trị
Loại chấp hành tập đoàn ở Thụy Sĩ – Cấu tạo đảng trong Hội đồng Liên Bang – Chức vụ Tổng Thống Mỹ – Đức tính của các Tổng Thống – Chức vụ Tổng Thống Mỹ – Đức tính của các Tổng Thống – Những nhiệm vụ của Tổng Thống – Nhà làm luật chính. Trách nhiệm liên lạc ngoại giao – Chế độ nội các Anh – Ảnh hưởng của đảng đối với nội các – Thủ Tướng – Chính phủ Mỹ. Đối chiếu các chế độ.
Phần IV: Những giá trị dân chủ
Chương 14: Tự do và bình đẳng
Những mâu thuẫn giữa các khái niệm dân chủ – Phân tích tự do – Tự do trí năng – Hậu quả của sự bày tỏ ý kiến – Giới hạn của lòng khoan thứ – Phân tích bình đẳng – Chính quyền là thể lực quân bình – Tự do nhân với bình đẳng.
Chương 15: Đa số thống trị, quyền thiểu số và an ninh công cộng
Nguồn gốc đạo đức luân lý cho quyền hành của chính quyền – Cái hay của sự ưng thuận – Biện minh cho đa số thống trị – Quyền của thiểu số – Tìm một công thức.
Chương 16: Kết luận
Những điều kiện xã hội của dân chủ – Ảnh hưởng của triết học – Vai trò hòa giải của chính trị – Hai loại dân chủ – Sau trưởng thành là gì? – Xét lại những lời phản đối – Thẩm định minh quyết.
Nhận xét, đánh giá về Văn minh dân chủ
“Có thể nói đây là một cuốn sách được xếp vào hàng những tác phẩm cổ điển đã có công sức đóng góp vào việc duy trì các cơ chế dân chủ và khơi nguồn sinh lực mới cho các cơ chế ấy mỗi khi chúng bị những khuynh hướng độc tài chuyên chế đe dọa tiêu trừ.”
Dịch giả Vũ Trọng Cảnh
Lam Quang Dieu (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
nguyễn ngọc kỳ duyên (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Lam Quang Dieu (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Nguyen Duy (xác minh chủ tài khoản) –
Một cuốn sách triết học hay
Nguyễn Hoàng Thiên (xác minh chủ tài khoản) –
Một cuốn sách triết học hay
Hạnh Nguyên (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
Nguyễn Hoàng Thiên (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Lê Trọng Tường Uyên (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
NGUYỄN QUỲNH (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Lê Mạnh Hồng (xác minh chủ tài khoản) –
Một cuốn sách triết học hay