Giới thiệu bộ The History Of Continental Philosophy (Alan D. Schrift)

Từ Kant đến Kierkegaard, từ Hegel đến Heidegger, những triết gia lục địa đã định hình quỹ đạo của tư tưởng phương Tây từ thế kỷ 18. Mặc dù người ta đã viết nhiều về các nhà tư tưởng khổng lồ này, các sinh viên và học giả vẫn chưa có một hướng dẫn chuẩn mực với toàn bộ phạm vi của truyền thống lục địa. Là tác phẩm tham khảo toàn diện nhất từ trước đến nay, bộ lịch sử 8 tập History of continential philosophy trình bày trọn vẹn chủ đề này và tái định hướng sự hiểu biết của chúng ta về nó. Bắt đầu bằng một tổng quan về triết học Kant và sự tiếp nhận nó ban đầu, bộ History lần theo sự tiến hóa của triết học lục địa thông qua những gương mặt lớn cũng như những phong trào như chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng luận, thông diễn học, và hậu cấu trúc luận. Tập cuối phác thảo tình trạng hiện nay của lĩnh vực này, soi rọi những chủ đề đương đại như nữ quyền luận, toàn cầu hóa, và môi trường thông qua những tác phẩm của các nhà tư tưởng quá khứ và hiện đại. Một cách xuyên suốt, các tập này khảo sát những gương mặt triết học quan trọng và những phát triển trong những bối cảnh văn hóa, chính trị, và lịch sử của họ.

The History Of Continental Philosophy bộ sách tham khảo đầu tiên thuộc loại này. The History Of Continential Philosophy được những chuyên gia quốc tế được công nhận viết và biên tập với cam kết giải thích những phong trào, văn bản, nhà tư tưởng phức tạp trong những tiểu luận nghiêm ngặt nhưng không có từ chuyên môn khó hiểu phù hợp với sinh viên và những nhà chuyên môn day dân. Các tập này cũng làm rõ những tranh luận đang tiếp diễn về bản chất của triết học phân tích và lục địa, khảo sát những đặc điểm riêng biệt, đôi khi trùng lấp, và những cách tiếp cận của từng truyền thống. Cung cấp một tổng quan hữu ích về những chủ đề lớn và vẽ ra những bản đồ đường đi cho những bối cảnh của chúng, bộ History mong muốn sẽ là một nguồn tham khảo đầu tiên và sau cùng cho các sinh viên cũng như học giả.

The-history-of-continental-philosophy

 

Tập 1: Kant, phái Kant, và chủ nghĩa duy tâm: các nguồn gốc của triết học lục địa (Thomas Nenon biên tập)

Lời giới thiệu (Thomas Nenon)

1. Bước chuyển sang triết học siêu nghiệm của Kant (Thomas Nenon)

2. Những nhà phê bình sơ kì với Kant: Jacobi, Reinhold, Maimon (Richard Fincham)

3. Johann Gottfried Herder (Sonia Sikka)

4. Play và sự mỉa mai: Schiller và Schlegel bàn về các triển vọng giải phóng của mỹ học (Daniel Dahlstrom)

5. Fitche và Husserl: Thế giới-cuộc sống, Cái khác, và sự phản tư triết học (Robert Williams)

6. Schelling: Triết gia của sự bất hòa bi kịch (Joseph Lawrence)

7. Schopenhauer bàn về sự nhận thức và tri giác thẩm mĩ và thường nghiệm (Bart Vandenabeele)

8. G.W.F. Hegel (Terry Pinkaard)

9. Từ lí tính của Hegel đến cách mạng của Marx, 1831-1848 (Lawrence Stepelevich)

10. Saint-Simon, Fourier, và Proudhon: chủ nghĩa xã hội Pháp, “không tưởng” (Diene Morgan)

Tập 2: Triết học thế kỷ XIX: những phản hồi cách mạng trước trật tự hiện tồn (Alan Schrift, Daniel Conway biên tập)

Lời giới thiệu (Daniel Conway)

1. Feuerbach và những nhà Hegel cánh tả và cánh hữu (William Roberts)

2. Marx và chủ nghĩa Marx (Terrell Carver)

3. Soren Kierkegaard (Alastair Hannay)

4. Dostoyevsky và triết học Nga (Evgenia Cherkasova)

5. Sự sống sau cái chết của Thượng Đế: Nietzsche đã nói như thế (Daniel Conway)

6. Thông diễn học: Schleiermacher và Dilthey (Eric Sean Nelson)

7. Triết học duy linh Pháp (F.C.T.Moore)

8. Sự nổi lên của xã hội học và các lí thuyết của nó: từ Comte đến Weber (Alan Sica)

9. Những diễn biến trong triết lí khoa học và toán học (Dale Jacquette)

10. Peirce: chủ nghĩa dụng hành và tự nhiên sau Hegel (Douglas Anderson)

11. Mĩ học và triết học nghệ thuật, 1840-1900 (Gary Shapiro)

Tập 3: Thế kỉ mới: chủ nghĩa Bergson, hiện tượng luận và những phản ứng trước khoa học hiện đại (Keith Ansell-Pearson và Alan Schrift biên tập)

Lời giới thiệu (Keith Ansell-Pearson)

1. Henri Bergson (John Mullarkey)

2. Phái Kant mới ở Đức và Pháp (Sebastain Luft và Fabien Capelleres)

3. Sự nổi lên của xã hội học Pháp: Emile Durkheim và Marcel Mauss (Mike Gane)

4. Truyền thống lục địa và truyền thống phân tích: Frege, Husserl, Carnap, và Heidegger (Michael Friedman và Thomas Ryckman)

5. Edmund Husserl (Thomas Nenon)

6. Max Scheler (Dan Zahavi)

7. Heidegger sơ kì (Miguel de Beistegui)

8. Karl Jaspers (Leonard Ehrlich)

9. Hiện tượng luận ở quê nhà và ngoại quốc (Diane Perpich)

10. Triết lí khoa học ở lục địa thời sơ kì (Babette Babich)

11. Ludwig Wittgenstein (John Fennell và Bob Plant)

12. Freud và triết học lục địa (Adrian Johnston)

13. Những phản ứng trước sự tiến hóa: chủ thuyết tiến hóa của Spencer, chủ nghĩa Bergson, và sinh học đương đại (Keith Ansell-Pearson, Paul-Antoine Miquel, và Michael Vaughan)

Tập 4: Hiện tượng luận: những phản ứng và phát triển (Leonard Lawlor biên tập)

Lời giới thiệu (Leonard Lawlor)

1. Biện chứng, sự dị biệt, và cái khác: Sự Hegel hóa hiện tượng luận Pháp (John Russon)

2. Chủ nghĩa hiện sinh (S.K.Keltner và Samuel Julian)

3. Sartre và hiện tượng luận (William McBride)

4. Mĩ học lục địa: hiện tượng luận và chống hiện tượng luận (Galen Johnson)

5. Merleau-Ponty ở các giới hạn của hiện tượng luận (Daniel Tate)

6. Sự biến chuyển mang tính thông diễn học của hiện tượng luận

7. Heidegger hậu kì (Dennis Schmidt)

8. Thần học hiện sinh (Andreas Grossmann)

9. Tôn giáo và đạo đức học (Felix Murchadha)

10. Triết học của khái niệm (Pierre Cassou-Nogues)

11. Triết học phân tích và triết học lục địa: bốn cuộc chạm trán (Dermot Moran)

Tập 5: Lí luận phê phán đến cấu trúc luận: triết học, chính trị, các khoa học nhân văn (David Ingram biên tập)

Lời giới thiệu (David Ingram)

1. Carl Schmitt và chủ nghĩa Marx phương tây sơ kì (Christopher Thornhill)

2. Các nguồn gốc và sự phát triển của mô hình của lí luận phê phán sơ kì trong tác phẩm của Max Horkheimer, Erich Fromm, và Herbert Marcuse (John Abromeit)

3. Theodor Adorno (Deborah Cook)

4. Walter Benjamin (James McFarland)

5. Hannah Arendt: tư duy lại cái chính trị (Peg Birmingham)

6. Georges Bataille (Peter Tracey Connor)

7. Chủ nghĩa Marx Pháp vào thời đỉnh cao của nó (William McBride)

8. Chủ nghĩa hiện sinh da đen (Lewis Gordon)

9. Ferdinand Saussure và cấu trúc luận ngôn ngữ học (Thomas Broden)

10. Claude Levi-Strauss (Brian Singer)

11. Jacques Lacan (Ed Pluth)

12. Chủ nghĩa dụng hành hậu kì, chủ nghĩa thực chứng logic, và ảnh hưởng của chúng (David Ingram)

Tập 6: Hậu cấu trúc luận và thế hệ thứ hai của lí luận phê phán (Alan Schrift biên tập)

Lời giới thiệu (Alan Schrift)

1. Chủ nghĩa Nietzsche Pháp (Alan Schrift)

2. Louis Althusser (Waren Montag)

3. Michel Foucault (TimothyO’Leary)

4. Gilles Deleuze (Daniel Smith)

5. Jacques Derrida (Samir Haddad)

6. Jean-Francois Lyotard (James Williams)

7. Pierre Bourdieu và sự thực hành triết học (Derek Robbins)

8. Michel Serres (David Bell)

9. Thế hệ thứ hai của lí luận phê phán (James Swindal)

10. Gadamer, Ricoeur, và di sản của hiện tượng luận (Wayne Froman)

11. Khúc quanh ngữ học trong triết học lục địa (Claire Colebrook)

12. Tâm phân học và khát vọng (Rosi Braidotti và Alan Schrift)

13. Luce Irigaray (Mary Mader)

14. Cixous, Kristeva, và Le Doeuff: ba nhà nữ quyền Pháp (Sara Heinamaa)

15. Giải cấu trúc và trường phái Yale của phê bình văn chương (Jeffrey Nealon)

16. Rorty giữa những nhà lục địa (David Hiley)

Tập 7: Sau hậu cấu trúc luận: những chuyển tiếp và biến đổi (Rosi Braidotti biên tập)

Lời giới thiệu (Rosi Braidotti)

1. Chủ nghĩa hậu hiện đại (Simon Malpas)

2. Triết học Đức sau 1980: Các chủ đề ngoài trường phái (Dieter Thomae)

3. Di sản cấu trúc luận (Patrice Maniglier)

4. Triết học Ý giữa 1980 và 1995 (Silvia Benso và Brian Schroeder)

5. Triết học lục địa ở Cộng hòa Séc (Josef Fulka, Jr.)

6. Thế hệ thứ ba của lí luận phê phán: Benhabib, Fraser, và Honneth (Amy Allen)

7. Chủ nghĩa Spinoza Ý và Pháp (Simon Duffy)

8. Dân chủ cấp tiến (Lasse Thomassen)

9. Những nghiên cứu hậu thực dân và nghiên cứu văn hóa (Iain Chambers)

10. “Khúc quanh đạo đức học” trong triết học lục địa trong những năm 1980 (Robert Eaglestone)

11. Triết học nữ quyền: trưởng thành (Rosi Bradotti)

12. Triết học tôn giáo của lục địa (Bruce Ellis Benson)

13. Khúc quanh ngôn hành và sự nổi lên của triết học hậu phân tích (Jose Medina)

14. Ngoài vùng biên: triết học trong thời đại chuyển tiếp (Judith Butler và Rosi Braidotti)

Tập 8: Các xu hướng mới nổi trong triết học lục địa (Todd May biên tập)

Lời giới thiệu (Todd May)

1. Tư duy lại về giới: Judith Butler và triết học nữ quyền (Gayle Salamon)

2. Những phát triển gần đây trong mĩ học: Badiou, Ranciere, và những người đối thoại với họ (Gabriel Rockhill)

3. Tư duy lại chủ nghĩa Marx (Emily Zakin)

4. Tư duy sự kiện: triết học của Alain Badiou và tác vụ của lí luận phê phán (Bruno Bosteels)

5. Tư duy lại triết học Anh-Mỹ: phái Kant mới của Davidson, McDowell, và Brandom (John Fennell)

6. Tư duy lại khoa học với tư cách những nghiên cứu khoa học: Latour, Stengers, Prigogine (Dorothea Olkowski)

7. Công dân châu Âu: một góc nhìn hậu thực dân (Rosi Braidotti)

8. Thuyết hậu thực dân, thuyết hậu đông phương luận, thuyết hậu tây phương luận: quá khứ chưa bao giờ qua và tương lai chưa bao giờ đến (Eduardo Mendieta)

9. Triết học lục địa và môi trường (Jonathan Maskit)

10. Tư duy lại trật tự thế giới mới: những phản ứng trước toàn cầu hóa/ bá quyền của Mỹ (Todd May)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo