Giới thiệu bộ A History Of Philosophy (Copleston)

A History of Philosophy là bộ lịch sử triết học phương Tây của tu sĩ dòng tên người Anh Frederick Charles Copleston, in lần đầu gồm 9 tập trong giai đoạn 1946-1975. Theo The Encyclopedia Britannica, tác phẩm này đã trở thành “văn bản tham khảo tiêu chuẩn cho hàng ngàn sinh viên đại học, nhất là ấn bản bìa mềm in ở Mỹ”. Từ năm 2003, bộ này tăng lên thành 11 tập, do được thêm vào 2 tác phẩm khác được Copleston xuất bản trước đó.

Tổng quan về bộ A History of Philosophy

A History of Philosophy bao quát một phạm vi rộng của triết học phương Tây từ tiền-Socrates đến John Dewey, Bertrand Russell, George Edward Moore, Jean-Paul Sartre và Maurice Merleau-Ponty.

Dự kiến ban đầu gồm ba tập bàn về triết học cổ đại, trung đại, và hiện đại, và viết để dùng làm SGK trong các chủng viện Công giáo, tác phẩm này tăng lên thành 9 tập được xuất bản trong giai đoạn 1946-1975 và trở thành một tác phẩm tham khảo tiêu chuẩn dành cho các nhà triết học và sinh viên triết học nhờ tính khách quan của nó.

Tập 10 và 11 được thêm vào bộ này vào năm 2003 (sau khi Copleston qua đời vào năm 1994) bởi nhà Continuum (về sau trở thành nhà Bloomsbury). Tập 10 Russian Philosophy được xuất bản vào năm 1986 dưới nhan đề Philosophy in Russia. Tập 11 Logical Positivism and Existentialism được xuất bản dưới nhan đề Contemporary Philosophy, bản chỉnh sửa 1972 (tập tiểu luận này xuất bản lần đầu năm 1956)

Bộ sách này đã được dịch sang tiếng Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật, Trung, Romania, Ba Lan, và Ba Tư.

Tóm tắt nội dung bộ sách A History of Philosophy

Sau đây là tóm tắt chi tiết của 11 tập (không phải mục lục đầy đủ):

Tập 1: Hy Lạp và Rome

Xuất bản lần đầu năm 1946, tập này gồm:

  • Triết học tiền-Socrates
  • Giai đoạn Socratic
  • Plato
  • Aristotle
  • Triết học hậu-Aristotle

Như những tập khác trong bộ này, tập này do Image Books (Doubleday) in thành 2 phần, phần đầu kết thúc với chương Plato, phần sau bắt đầu với chương Aristotle. Gerard J. Hughes ghi nhận rằng trong những năm về sau, Copleston nghĩ tập đầu là “tồi tệ” và ước gì ông có thời gian để viết lại.

Tập 2: Augustine đến Scotus

Xuất bản lần đầu năm 1950, tập này, vốn có nhan đề ban đầu là Triết học trung đại, gồm:

  • Những ảnh hưởng trước thời trung đại (bao gồm Thánh Augustine)
  • Phục hưng Carolingian
  • Thế kỉ X, XI, XII
  • Triết học Do thái và Hồi giáo
  • Thế kỉ XX (bao gồm Thánh Bonaventure, Thánh Thomas Aquinas và Duns Scotus)

Copleston còn viết một tác phẩm nhan đề Medieval Philosophy (1952), về sau được sửa chữa và mở rộng thành A History of Medieval Philosophy (1972). Tác phẩm này bàn về những chủ đề giống như tập 2 và 3 của bộ History. Copleston còn viết quyển Aquinas (1955), bàn mở rộng thêm phần trình bày về nhà tư tưởng này trong tập 2.

Tập 3: Ockham đến Suarez

Xuất bản lần đầu năm 1953, tập này còn mang tít phụ Late Medieval and Renaissance Philosophy và bàn về:

· Thế kỉ XIV (bao gồm William of Ockham)

· Triết học phục hưng (bao gồm Francis Bacon)

· Kinh viện học của thời Phục Hưng (bao gồm Francisco Suárez)

Copleston còn viết một tác phẩm nhan đề Medieval Philosophy (1952), về sau được sửa chửa và mở rộng thành A History of Medieval Philosophy (1972). Tác phẩm này bàn về những chủ đề giống như tập 2 và 3 của bộ History. Copleston còn viết quyển Aquinas (1955), bàn mở rộng thêm phần trình bày về nhà tư tưởng này trong tập 2.

Tập 4: Descartes đến Leibniz

Xuất bản lần đầu năm 1958, tập này còn mang tít phụ The Rationalists và bàn về:

  • René Descartes
  • Blaise Pascal
  • Nicolas Malebranche
  • Baruch Spinoza
  • Gottfried Leibniz

Tập 5: Hobbes đến Hume

Xuất bản lần đầu năm 1959, tập này còn mang tít phụ Bristish Philosophy và bàn về:

  • Thomas Hobbes
  • John Locke
  • Isaac Newton
  • George Berkeley
  • David Hume

Tập 6: Wolff đến Kant

Xuất bản lần đầu năm 1959, tập này còn mang tít phụ The Enlightenment và bàn về:

  • Khai minh Pháp(bao gồm Jean-Jacques Rousseau)
  • Khai minh Đức
  • Sự nổi lên của Triết học lịch sử (bao gồm Giambattista Vico và Voltaire)
  • Christian Wolff
  • Immanuel Kant

Tập 7: Fichte đến Nietzsche

Xuất bản lần đầu năm 1963, tập này còn mang tít phụ 18th and 19th Century German Philosophy và bàn về:

  • Johann Gottlieb Fichte
  • Friedrich Wilhelm Joseph Schelling
  • Friedrich Schleiermacher
  • Georg Wilhelm Friedrich Hegel
  • Arthur Schopenhauer
  • Sự biến chuyển của chủ nghĩa duy tâm  (bao gồmLudwig Feuerbach và Max Stirner)
  • Karl Marx và Friedrich Engels
  • Søren Kierkegaard
  • Thuyết Kant mới
  • Friedrich Nietzsche

Copleston còn viết những tác phẩm riêng về hai triết gia được bàn trong tập này: Friedrich Nietzsche: Philosopher of Culture (1942) và Arthur Schopenhauer: Philosopher of Pessimism (1946). Ông còn được Bryan Magee phỏng vấn đề Schopenhauer trên BBC Television vào năm 1987.

Tập 8: Bentham đến Russell

Xuất bản lần đầu năm 1966, tập này còn mang tít phụ Utilitarianism to Early Analytic Philosophy và bàn về:

  • Chủ nghĩa duy nghiệm Anh (bao gồm John Stuart Mill và Herbert Spencer)
  • Phong trào duy tâm ở Anh (bao gồm Francis Herbert Bradley và Bernard Bosanquet)
  • Chủ nghĩa duy tâm ở Mỹ (bao gồm Josiah Royce)
  • Phong trào dụng hành (bao gồm Charles Sanders Peirce, William James, và John Dewey)
  • Cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa duy tâm (bao gồm George Edward Moore và Bertrand Russell)

Tập 9: Maine de Biran đến Sartre

Xuất bản lần đầu năm 1975, tập này còn mang tít phụ 19th and 20th Century French Philosophy và bàn về:

  • Từ Cách mạng Pháp đến Auguste Comte (bao gồm Maine de Biran)
  • Từ Auguste Comte đến Henri Bergson
  • Từ Henri Bergson đến Jean-Paul Sartre (bao gồm Maurice Merleau-Ponty)

Tập 10: Triết học Nga

Mặc dù (theo Gerard J. Hughes) tập 10 của bộ History về triết học Nga từng được dự định viết, tác phẩm của Copleston trong lĩnh vực này gồm 2 quyển không nằm trong bộ này: Philosophy in Russia (1986) và Russian Religious Philosophy (1988). Tác phẩm đầu (được nhà xuất bản ban đầu tuyên bố là “nên được xem cách thỏa đáng là tập đi kèm bộ này) được thêm làm tập 10 bởi Continuum vào năm 2003 (mặc dù nó cũng được bán dưới nhan đề gốc cho các thư viện cho đến năm 2019)

  • Ivan Kireevsky, Peter Lavrov, và các triết gia Nga khác
  • Triết học ở Dostoevsky và Tolstoy
  • Tôn giáo và triết học: Vladimir Solovyov
  • Plekhanov, Bogdanov, Lenin và chủ nghĩa Marx
  • Nikolai Berdyaev và các triết gia lưu vong khác

Tập 11: Chủ nghĩa thực chứng logic và chủ nghĩa hiện sinh

Được in làm tập 11 trong ấn bản của Continuum từ năm 2003, Chủ nghĩa thực chứng logic và chủ nghĩa hiện sinh là một tập tiểu luận từng được in trong quyển Contemporary Philosophy (1956) của Copleston. Nó bàn về chủ nghĩa thực chứng logic và chủ nghĩa hiện sinh .

Tiếp nhận và di sản

Viết bài điểm sách cho tập 1 vào năm 1947, George Boas nhận xét rằng “Không có diễn giải [của trường phái Thomistic của Copleston] nào gây hại nhiều cho độc giả của tác phẩm học thuật này. Đa số chúng được để trong ngoặc, như thể chúng được chèn vào để khuyến cáo các chủng sinh rằng dân ngoại sẽ không tiếp thu chúng. Chúng có thể bị loại bỏ, và lịch sử triết học cổ đại ad usum infidelium (đối với dân ngoại đạo) là lịch sử tốt hơn nhiều những bộ lịch sử thông thường. […] Rõ ràng ông biết rõ tác phẩm đời xưa, nếu như ông không cảm thấy mình phải là một Eusebius hiện đại, ông đã có đủ kiến thức để viết bộ lịch sử đích thực. Mặt khác, ông cũng phân chia thời kì và tổng quát hóa. […]. Người ta có thể dành những lời khen tặng cao nhất cho sự uyên bác của Cha Copleston. Thật không may ông đã không thể sử dụng nó để viết một nghiên cứu thật sự độc đáo về những ý niệm triết học.

Về tính khách quan của tác phẩm này, Martin Gardner, làm ta nhớ những nhận xét ông đã nêu trước đó, ghi nhận: “Tu sĩ dòng Tên Copleston đã viết bộ lịch sử triết học nhiều tập tuyệt vời. Tôi không nghi ngờ gì về những gì ông tin về học thuyết của đạo Công giáo”.

Viết bài điểm sách cho quyển Philosophy in Russia in năm 1986 (được bán từ năm 2003 như tập 10 của ấn bản Continuum), Geoffrey A. Hosking lưu ý rằng tác giả công bằng với những nhà tư tưởng vô thần và chủ nghĩa xã hội như với những nhà tư tưởng tôn giáo, những người mà ông, với tư cách là một thành viên của Society of Jesus, được cho là thông cảm hơn. Và ông nói rằng

đó là “một khảo sát có năng lực đáng nể”. Nhưng ông kết luận: “tôi thú nhận có hơi thất vọng vì kinh nghiệm phong phú của Copleston đã không đưa ra những trực quán độc đáo hơn, và nhất là không thôi thúc ông khảo sát câu hỏi quan trọng nhất trong mọi câu hỏi thực hành mà triết học Nga đặt ra”.

Viết vào năm 2017, nhà triết học Christia Mercer khen ngợi tác phẩm là “một nghiên cứu minh bạch đáng khâm phục và có tham vọng lớn lao” nhưng nhận xét rằng mặc dù tác giả bao gồm “những nhà huyền học như Master Eckhart (1260-1328) và những nhà kinh viện dòng tên như Francisco Suárez (1548–1617), ông gần như hoàn toàn bỏ qua các sáng tác tâm linh phong phú về mặt triết học của những tác giả nữ quan trọng cuối thời trung đại, ông đã quy giản toàn bộ triết học về một chuỗi các tác giả nam vĩ đại, mỗi người đáp lại người đi trước mình”.

Nhà triết học và thần học Benedict M. Ashley đã so sánh A History of Philosophy với những bộ lịch sử triết học nổi tiếng nhất như sau: “Một số bộ lịch sử triết học, như bộ sách đáng khâm phục của Frederick Copleston, chỉ cố gắng đưa ra lý giải chính xác về nhiều triết học khác nhau trong bối cảnh lịch sử chung. Những bộ khác, như Bertrand Russell trong bộ History of Western Philosophy kỳ cục của ông hay Etienne Gilson trong quyển The Unity of Philosophical Experience xuất sắc của ông đưa ra một lập luận để binh vực một lập trường triết học chuyên biệt”

The Washington Post: “Tường thuật của Copleston về triết học phương Tây từ lâu đã trở thành một tác phẩm tham khảo tiêu chuẩn, vốn quen thuộc nhất với giới sinh viên ở dạng bìa mềm nhỏ gọn. Copleston viết sáng sủa, nhưng không có sự hạ thấp của bộ Story of Philosophy dễ đọc hay những thiên vị của bộ History of Western Philosophy khiêu khích của Russell. Nói cách khác, các tập sách của Copleston vẫn là nơi để bắt đầu cho bất kì ai muốn học hỏi về những tư biện lý thuyết của con người về chính mình và thế giới”.

Gerard J. Hughes trong The New Catholic Encyclopedia, đã mô tả tác phẩm là “một hình mẫu về tính minh bạch, khách quan, và chính xác về học thuật, đến nay vẫn là tác phẩm chưa bị vượt qua về tính dễ đọc và cân bằng”

The Cambridge Encyclopedia of the Jesuits: “[Một bộ lịch sử” khồng lổ 9 tập […] được xuất bản giữa năm 1946 và 1974, Copleston qua đó mà nổi tiếng. Được The Times of London mô tả là “bộ lịch sử toàn diện về suy tư triết học từ tiền-Socrates đến Sartre” (02/04/199), bộ lịch sử của Copleston trở nên nổi tiếng vì nó được viết bằng sự uyên bác về học thuật , phạm vi toàn diện về nội dung, và lập trường tương đối khách quan”.

The Review of Metaphysics: “Sử gia triết học nổi tiếng nhất trong thế giới Anh ngữ, và một người mà nhiều người đã mang ơn”

Jon Cameron (University of Aberdeen): “Đến nay bộ lịch sử của Copleston vẫn là một thành tựu phi thường và vẫn phản ánh chân thực những tác giả nó bàn trong một tác phẩm nặng về trình bày như thế”.

Tháng 09/1979, The Washington Post báo cáo rằng: “Tác phẩm bán chạy nhiều tập [A] History of Philosophy (9 phần, 17 tập) của Frederick Copleston đã bán được 1.6 triệu bản”

Các ấn bản A History of Philosophy

Copleston, Frederick (2003). A History of Philosophy Vols 1-11. Great Britain: Continuum. ISBN 978-0826469489.

Copleston, Frederick (1962–1975). A History of Philosophy. New York, USA: Image Books (Doubleday)

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/A_History_of_Philosophy_(Copleston)#Editions.

 

THƯ HIÊN DỊCH TRƯỜNG

Thư Hiên Dịch Trường có 3 hoạt động chính: Thư viện, xuất bản sách và dịch trường.

Địa chỉ: Tháp S6, The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: 0938 336 918

Email: thuhiendichtruong@gmail |  Website: thuhiendichtruong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo