Giáo dục chính là nền tảng cơ bản của mọi vấn đề để xây dựng một xã hội phát triển. Và sự phát triển của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào tri thức giáo dục và tinh thần của mỗi công dân, chứ không hẳn chỉ là GDP hay GNP. Trong Triết lý giáo dục, các tác giả đã khai thác và tổng hợp những tư tưởng, triết lý giáo dục vĩ đại từ những nhà giáo dục lớn nhất trên thế giới như Platon, Locke, G. Kerschensteiner,… Triết lý giáo dục là một cuốn sách đáng gối đầu giường cho những ai quan tâm về lĩnh vực này.
Tổng quan về Triết lý giáo dục
Bởi đặc tính vô tư của nó, giáo dục của Platon chống hẳn lại với quan niệm của những nhà Sophiste, dù họ thuộc khuynh hướng nào cũng vậy. Những người này đã đề nghị một nền giáo dục tổng quát, nhưng dầu sao sư giảng dạy của họ vẫn có tánh cách thực dụng, phục vụ cho một loại khách hàng nào đó. Đối với Platon mục tiêu của Văn hóa là chính Văn hóa, nó không phục vụ cho những quyền lợi dưới trần; theo quan niệm của ông, giáo dục không hướng về những ai đi tìm kiếm hiểu biết để mưu lợi, mà chỉ hướng về những ai hăng say Triết lý, những người có tình thương đạo lý và chân lý. Một nhà giáo xứng đáng không tìm kiếm khách hàng, và cũng không cần tìm kiếm hiệu năng sư phạm, ông không bao giờ lo đưa sự hiểu biết xuống trình độ của những người mua nó, ông chỉ muốn những học sinh chọn lọc mà thôi. Cũng như một người thợ yêu nghề sẽ lựa chọn những người hợp tác với mình, hay những người học nghề và biến những người này thành bạn thân của mình. Khác với nền giáo dục của những người Sophiste, công cộng nếu không nói là miễn phí, một nền giáo dục phổ thông trả tiền, nền giáo dục của Platon vẫn còn giữ tánh cách một sự vỡ lòng.
Thật vậy, ngược lại với quan niệm của những ai chỉ thấy có phần áp dụng trong khoa học mà thôi, chỉ thấy có phần bề ngoài và cảm thông được mà thôi, sự thủ đắc hiểu biết có một cái gì huyền bí. Học là cố gắng để hiểu biết, là tìm cách hiểu biết. Thế nhưng cái hiểu biết người ta tìm kiếm không phải là cái hiểu biết người ta có. Người ta không tìm kiếm những gì người ta biết, nhưng đó cũng không phải là những gì người ta chưa biết. Thật vậy, cái mà người ta không có một ý tưởng nào, một hiểu biết nào, làm thế nào người ta có thể tìm cách biết được. Như vậy nếu người ta không tìm kiếm những gì người ta đã biết rồi, người ta cũng không thể nào học được những gì ngoài những việc người ta đã biết rồi. Thủ đắc hiểu biết không có nghĩa đưa vô mình một cái gì xa lạ, đó chính là ý thức rõ ràng về một tài nguyên âm ỷ, là phát triển một hiểu biết tiềm ẩn. Học không có gì khác hơn là nhớ lại.
Mục lục sách Triết lý giáo dục
Chương 1 : Platon
Chương 2 : Locke
Chương 3 : Jean Jacques Rousseau
Chương 4 : G. Kerschensteiner
Chương 5 : John Dewey
Chương 6 : Ovide Decroly
Chương 7 : Edouard Claparede
Nhận xét về sách Triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục được dịch từ nguyên tác Les Grands Pédagogues, là một công trình tập thể dưới sự chủ trì của Jean Château. Cả 7 vị đều là những giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giám đốc trong các lĩnh vực về triết học, giáo dục, tâm lý và xã hội học..v.v..
Vài nét về các tác giả:
John S.Brubacher: Giáo sư về lịch sử và Triết lý giáo dục tại Viện Đại học Yale. Những sách đã xuất bản: Modern Philosophies of Education, History of the Problem of Education v.v..
Jean Château: Giáo sư về Tâm lý học và Sư phạm tại Viện đại học Bordeaux. Giám đốc Học Viện nghiên cứu Tâm lý và Tâm lý xã hội thuộc viện đại học Bordeaux. Những sách về Sư phạm đã xuất bản: La culture Générale, L’enfant et ses con-quêtes, Montaigne psychologue et pédagogue v..v.
Vernon Mallinson: Giáo sư về Sư phạm đối chiếu tại Viện đại học Reading.
Joseph Moeau: Thạc sĩ Triết học. Tiến sĩ Triết học. Giáo sư Lịch sử Triết học tại Viện đại học Bordeaux.
Raymond Savioz: Tiến sĩ Văn chương tại Viện đại học Bale. Giáo sư Triết học và Sư phạm tại trường Bách khoa Zurich. Sách đã xuất bản: La philosophie de Ch. Bonnet (Vrin, 1948).
Robert Dottrends: Tiến sĩ xã hội học. Giáo sư tại Viện đại học Geneve. Nguyên Giám đốc Học Viện khoa học giáo dục. Nguyên Giám đốc nghiên cứu sư phạm.
Robert Plancke: Giáo sư Đại học văn khoa và Triết học và Phó viện trưởng Viện đại học Gand. Trưởng ban Lịch sử sư phạm, Chủ tịch văn phòng quốc tế về Giáo dục Đại học liên hệ tới khoa sư phạm. Xuất bản nhiều tạp trí trong đó có Paedagogica historica và nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử khoa sư phạm Bỉ.
Xuân Huy Hoàng (xác minh chủ tài khoản) –
Cuốn sách này là một nguồn tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về triết học
Nguyễn Hồ Minh Khôi (xác minh chủ tài khoản) –
Một cuốn sách triết học hay
Võ Minh Mẫn (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Nguyễn Hoàng Long (xác minh chủ tài khoản) –
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để đọc, tôi khuyên bạn nên chọn một cuốn sách triết học
Nguyễn Thị Nhật Lệ (xác minh chủ tài khoản) –
Cuốn sách này là một nguồn tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về triết học
Võ Minh Mẫn (xác minh chủ tài khoản) –
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để đọc, tôi khuyên bạn nên chọn một cuốn sách triết học
Băng Trần (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
Châu Thanh Thư (xác minh chủ tài khoản) –
Sách được viết một cách dễ hiểu, và nó sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng tốt để khám phá các chủ đề sâu hơn
Trương Bá Lãm (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Khiết An (xác minh chủ tài khoản) –
Cuốn sách này là một nguồn tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về triết học
Lê Thuận Phong (xác minh chủ tài khoản) –
Rất hay
nguyenvankhang307@gmail.com (xác minh chủ tài khoản) –
Rất hay
Trần Nhật Minh, Nguyễn Thanh Hằng, Vĩnh Bình, Ngọc My, Minh Anh, Thanh Trúc, Nguyễn Thảo, Nguyễn Hồ, Minh Khôi, Nguyễn Ngọc, Thanh Tâm, Hồ Cao, Mỹ Diệp, Băng Trần (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá, văn phong gần gũi dễ hiểu