Mô tả sách Triết Luận Đông Tây
Triết Luận Đông Tây là một cuốn sách triết học hay, là công trình nghiên cứu triết học đồ sộ, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2022 của Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng.
“Lý luận triết học chính là di chuyển thận trọng thông qua tư duy lý tính (rational argument) giữa những khẳng định cực đoan tuyên bố đã bóc trần chân dung thực tại. Chính trong lúc di chuyển như thế triết gia nhận ra tính hữu hạn căn bản trong tri thức nhân loại: tri thức tuyệt đối là một giấc mộng xa vời và nguy hiểm, vì nó loại trừ khả năng hoài nghi và tra vấn, dễ dẫn đến thái độ độc đoán, cực quyền, nhưng chủ nghĩa tương đối (relativism), bất chấp những ưu điểm mang tính khoan dung của nó, cũng có nguy cơ đẩy con người vào sự u mê, thụ động, chấp nhận tất cả những gì đang có sẵn, đang tồn tại, vì đã từ khước ngay từ đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý, và như thế đánh mất cả tiềm năng chuyển hóa và làm mới thực tại”.
TS. Dương Ngọc Dũng
Triết Luận Đông Tây cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn diện về triết học Đông Tây, từ lịch sử hình thành, các dòng phái chính, đến các vấn đề triết học cơ bản. Sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đọc giả và những người quan tâm đến triết học.
Cập nhật tin tức mới nhất tại Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường
Trương Thuận Lợi –
Triết luận Đông Tây – một tổng luận triết học của cá nhân TS. Dương Ngọc Dũng
Nếu ai vì ngưỡng mộ TS. Dương Ngọc Dũng và muốn tìm hiểu triết học của thầy sẽ không tìm thấy điều đó ở quyển sách này. Tôi không chắc lắm nhưng đọc xong quyển sách này tôi có cảm giác TS. Dương Ngọc Dũng là một triết sử gia (hoặc là đang trong vai trò của triết sử gia) hơn là triết gia.
Nói như vậy không có nghĩa là tôi chê trách quyển sách, ngược lại, tôi khá thích quyển sách này và nghĩ rằng nó là một quyển sách đáng đọc.
Sách là chia ra làm 2 phần chính, phần một được sắp xếp với các chương khá hệ thống theo tiến trình “tìm hiểu triết học” cả Đông và Tây, vẫn với giọng văn dí dỏm như khi TS. Dũng nói qua các video trên Youtube, những vấn đề triết học trở nên không nhàm chán mà khá dễ đọc (tôi mất chỉ vài hôm để đọc hết cả phần một này).
Phần hai ít hệ thống hơn và là một tập hợp những bài viết của TS. Dương Ngọc Dũng được sắp xếp thành các chuyên luận. Có rất nhiều kiến thức là mới mẽ đối với tôi, tôi có quan tâm tư tưởng Trung Quốc và đọc qua một ít sách về thể loại này (lịch sử tư tưởng Trung Quốc) nhưng có lẽ đúng như thầy Dũng nói, kiến thức về “Bạch thư” Mã Vương Đôi và những thành tựu trong nghiên cứu cổ văn tự học Trung Quốc (giáp cốt văn) hầu như ít được quan tâm và dịch ra Việt ngữ. Cũng có những chuyên luận khá hài hước như bài về Marx viếng miếu Khổng tử của Quách Mạt Nhược (Dương Ngọc Dũng dịch). Cũng cần nói thêm là Phần hai cũng có những chuyên luận về triết học phương Tây. Chuyên luận 1 về Tiểu sử Immanuel Kant khá thú vị khi mang đến cho độc giả một hình ảnh hoàn toàn khác về một đại triết gia mà gần như đã bị gán nhãn nghiêm nghị, khó gần. Tuy nhiên tôi cũng thú thật rằng tôi đã bỏ ngang chuyên luận 3. Đây là lần thứ 2 tôi đọc Kant (qua các bản dịch) và cũng là lần thứ 2 tôi đầu hàng ông. Lần trước là qua quyển Triết học Kant (Trần Thái Đỉnh). Tôi tự thấy mình cũng không đến nỗi nào khi có thể đọc Sartre và lắm lúc cũng có thể cười với cách viết sâu cay của ông (mà tôi nghĩ nhiều người sẽ không hiểu), nhưng với Kant, tôi bó tay.
Dông dài một tí để bạn nào đọc review này biết quyển sách này có những gì và cũng chuẩn bị sẵn tâm lý và đừng ngại bỏ qua các chuyên luận quá khó đọc. Mỗi chuyên luận hầu như là một bài viết độc lập nên việc lướt qua (ông ngáo ộp Kant) cũng không ảnh hưởng gì.
Chốt lại, đây là quyển sách dày nhưng đừng bị độ dày đó làm nản chí vì nó khá dễ đọc và nội dung rất phong phú nên có thể sẽ có một vài chương hoặc một vài chuyên luận là thích hợp với người này nhưng không thích hợp với người khác và ngược lại. Quyển sách cũng có thể được xem như những bậc thềm dẫn người ta vào tòa nhà triết học. Cuối cùng, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn TS. Dương Ngọc Dũng vì bản thân tôi cũng đã học triết từ thầy rất nhiều qua các video trên Youtube.
Anh Thụy, Vĩnh Long, 05/11/2022
Khánh Long –
mình mới đọc dc mở đầu và lời bạt thôi, cảm nhận đầu tiên của mình là: thật sự những điều thầy Dũng viết ra đều rất thẳng thắn, và giản dị
nguyễn ngọc kỳ duyên (xác minh chủ tài khoản) –
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để đọc, tôi khuyên bạn nên chọn một cuốn sách triết học
Kiều Nương (xác minh chủ tài khoản) –
Một cuốn sách triết học hay
Nguyễn Huỳnh Anh Thư (xác minh chủ tài khoản) –
Cuốn sách này là một nguồn tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về triết học
Nguyễn Thành Các –
Thành thật mà nói, tôi chỉ hiểu được khoảng 5% những gì anh Dương Ngọc Dũng (DND) viết trong cuốn sách dày gần 800 trang này. Cuốn sách giống như gom hết tinh túy cả đời học triết của anh DND vậy. Đúng như tên của quyển sách, anh viết gần như đủ hết các đề tài, từ triết Đông đến triết Tây, từ Lão Tử đến Kant, từ chân lý, logic, đạo đức cho đến siêu hình học, rồi lại vòng qua các vấn đề thần học Phật Giáo, Ki-tô Giáo.
Với cách diễn giải rất mạch lạc, chi tiết và giọng văn khá dí dỏm, anh đã biến những vấn đề triết học tưởng chừng rất khô khan thành một câu chuyện dễ thẩm thấu hơn nhiều. Cá nhân tôi thì vẫn thích nhất những tiểu luận của anh về tôn giáo và về Kant. Đây là những tiểu luận mà tôi phải đọc đi đọc lại hai ba lần nhưng vẫn thấy hay (còn những phần khác toàn đọc lướt không hà, chứ đọc cũng có hiểu gì đâu) 😌
Bản thân tôi rất hâm mộ anh DND và hi vọng sớm có một ngày được diện kiến anh ở Thư Hiên Dịch Trường 😇
Một cuốn sách hay, highly recommended cho nó nghen! 👍
Lê Mạnh Hồng (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
Lam QUANG DIEU (xác minh chủ tài khoản) –
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để đọc, tôi khuyên bạn nên chọn một cuốn sách triết học
Lê Bảo Đăng Tuyên (xác minh chủ tài khoản) –
Cuốn sách này là một nguồn tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về triết học
Ngô Quang Thái (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
Phạm Nguyễn Thảo Ngân (xác minh chủ tài khoản) –
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để đọc, tôi khuyên bạn nên chọn một cuốn sách triết học
Hồ Nguyễn Kim Phụng (xác minh chủ tài khoản) –
Cuốn sách này là một nguồn tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về triết học
Phạm Bá Thơ (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
Nguyễn Ngọc Quế (xác minh chủ tài khoản) –
Rất hay
Nguyễn Hoàng Thiên (xác minh chủ tài khoản) –
Từ ngữ gần gũi, ví dụ chân thật
Trần Nhật Minh, Nguyễn Thanh Hằng, Vĩnh Bình, Ngọc My, Minh Anh, Thanh Trúc, Nguyễn Thảo, Nguyễn Hồ, Minh Khôi, Nguyễn Ngọc, Thanh Tâm, Hồ Cao, Mỹ Diệp, Băng Trần (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá, văn phong gần gũi dễ hiểu