Mô tả chi tiết Tâm Phân Học Và Tôn Giáo
Tâm phân học và tôn giáo nghiên cứu bản chất con người đằng sau các biểu tượng tôn giáo và các biểu tượng phi tôn giáo, và như Erich Fromm chứng minh, chỉ khi nào phân biệt được tôn giáo độc đoán và tôn giáo nhân bản, chúng ta mới có thể “chữa trị tâm hồn” con người, chữa trị các căn bệnh của thời đại. Vấn đề tôn giáo không phải là vấn đề Thượng đế mà là vấn đề con người, từ đó, con người có thể thấu hiểu và khước từ các dạng sùng bái thần tượng, đồng thời tôn vinh và gìn giữ những di sản tinh thần quý báu nhất của chính mình.
Tác phẩm Tâm phân học và Tôn giáo, Fromm muốn nối tiếp và làm sinh động lại cái truyền thống đã khởi nguyên từ thời Platon, trong đó nhà tâm lý học hay nói hẹp hơn, nhà tâm phân là một “Y sĩ của Linh hồn”. Tiền đề nền tảng của Fromm: Người ta không thể xâm phạm đến sự nguyên vẹn tri thức và tinh thần mà không phương hại đến toàn thể nhân cách, đã được sử dụng như một viên đá thử vàng. Sau cuộc thử lửa, những tôn giáo đặt nền trên thần quyền đều bị khước từ vì vĩnh viễn trói buộc con người vào tinh thần nô lệ. Chỉ những tôn giáo nhân bản, những tôn giáo xác quyết và đề cao sức mạnh tinh thần đích thực của con người trong nhiệm vụ giải phóng cho chính mình (trong đó Phật giáo là hình ảnh rực rỡ nhất vì đã đáp ứng đúng những yêu sách nói trên) mới được chấp nhận. Những phân tích về tâm trạng “tôn thờ thần tượng” của Fromm xui ta nhớ đến khuôn mặt yêu dấu của Simone Weil khi cô biện giải về quan niệm thiện ác.
Tâm phân học và tôn giáo là một trong những sách tôn giáo hiếm hoi đề cập đến một vấn đề rất táo bạo và mới mẻ, với một tinh thần không bị che phủ vì thiên kiến. Vì thế, nếu trên bình diện thực nghiệm, chúng ta có thể tìm ra các chứng lý vạch rõ những bất toàn của đề án Fromm đưa ra, thì trái lại, xét về phương diện những đóng góp mới cho khoa Tâm phân học, lập trường của Fromm phải được chiêm nghiệm một cách sâu xa và nghiêm chỉnh.
Mục lục sách Tâm Phân Học Và Tôn Giáo
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI TỰA I
LỜI TỰA II
Chương 1: VẤN ĐỀ
Chương 2: FREUD VÀ JUNG
Chương 3: PHÂN TÍCH VÀI ĐIỂN HÌNH KINH NGHIỆM TÔN GIÁO
Chương 4: NHÀ TÂM PHÂN HỌC NHƯ MỘT “Y SĨ CỦA LINH HỒN”
Chương 5: TÂM PHÂN HỌC LÀ MỘT ĐE DỌA CHO TÔN GIÁO?
Cập nhật thông tin mới nhất tại Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường
Harry (xác minh chủ tài khoản) –
Rất hay
Lê Trọng Tường Uyên (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá
Trần Nhật Minh, Nguyễn Thanh Hằng, Vĩnh Bình, Ngọc My, Minh Anh, Thanh Trúc, Nguyễn Thảo, Nguyễn Hồ, Minh Khôi, Nguyễn Ngọc, Thanh Tâm, Hồ Cao, Mỹ Diệp, Băng Trần (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá, văn phong gần gũi dễ hiểu