TỪ CẢM NGHIỆM ĐẾN SIÊU NGHIỆM – HUME VÀ KANT

Để giúp quý bạn hiểu rõ hơn về cuốn Ý Hệ, Ts. Nguyễn Hữu Liêm sẽ có những chia sẻ về nội dung liên quan đến hệ tư tưởng trong Ý Hệ thông qua nhiều chủ đề khác nhau. Thư Hiên Dịch Trường xin giới thiệu đến quý bạn chủ đề thứ ba Từ cảm nghiệm đến siêu nghiệm – Hume và Kant 

Nội dung buổi chia sẻ:

1. Thuyết Nghi ngờ toàn diện của Hume

– Vô Ngã, Vô Nhân – Quả.
– Phủ nhận Quy luật Thiên nhiên
– Hủy bỏ Siêu hình học.

2. Siêu Nghiệm luận của Kant

– Qua cơn mê Giáo điều
– Cách mạng triết học Copernican
– Giới hạn và biên độ Tri kiến: Nhị nguyên luận
– Phê phán Kant.

Từ cảm nghiệm đến siêu nghiệm – Hume và Kant

Có một hệ thống triết học đã sớm Kant được tiếp thu trong những giai đoạn đầu nghiên cứu của ông, là một hệ thống triết học thống trị tại Đức: chủ nghĩa duy lý. Đó là một chủ nghĩa giáo điều với những khẳng định rằng tất cả những gì mà lý tính của tôi phát biểu về thế giới đều là chân thực. Có nghĩa là, khả năng phát triển hình ảnh một cách đúng đắn, chân thực về thế giới xuất phát từ những nguyên tắc bẩm sinh của lý tính, không cần đến sự trợ giúp của kinh nghiệm. Và đối với chủ nghĩa duy lý, kinh nghiệm không còn là nền tảng và cũng không phải là giới hạn của nhận thức con người.

Nhưng sau này, tư tưởng của Kant đã diễn ra những sự chuyển biến mạnh mẽ và đưa triết học của ông phát triển theo một hướng mới. Ông đã đặt ra mục tiêu là sự khảo sát tận nguồn gốc, sự vững chắc và phạm vi của tri thức con người. Đó là một bước đi quyết định để mở đường cho lý trí với những tiêu chuẩn hoàn toàn mới mẻ, chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để. Một triết học siêu nghiệm (Transzendentalphilosophie) diễn tả sự linh hoạt, khả năng vượt của trí tuệ con người. Siêu nghiệm hay “ở trên kinh nghiệm” gần với chữ “tiên nghiệm” (a priori) là một trong những đặc tính của triết học siêu nghiệm, diễn tả tính độc lập và giá trị phổ quát khác với những dữ kiện thường nghiệm hay hậu thiên (a posteriori) của kinh nghiệm. Nhưng “tính tiên thiên” của những mô thức trong triết học siêu nghiệm tuy độc lập hoàn toàn với kinh nghiệm, nhưng chúng lại là những điều kiện chỉ có giá trị khách quan khi được ứng dụng vào thực tại bên ngoài để tạo nên tri thức về sự vật cho chúng ta. Kant cho rằng “Tôi gọi mọi nhận thức là siêu nghiệm khi chúng không chỉ nghiên cứu các đối tượng mà nghiên cứu chung về phương cách nhận thức của ta về các đối tượng, trong chừng mực phương cách ấy có thể có được một cách tiên nghiệm. Một hệ thống các khái nhiệm như vậy sẽ được gọi là triết học siêu nghiệm”

Về tác giả

Nguyễn Hữu Liêm là tiến sĩ Luật khoa, tiến sĩ Triết học (Hoa Kỳ), nguyên giáo sư chủ nhiệm khoa triết ở San José City College, California. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm về luật và triết học, trong đó có Dân chủ Pháp trị (1991), Tự do và đạo lý (1994), Sử tính và ý thức (2016), Thời tính, hữu thể, ý chí (2016), Phác thảo về một triết học cho lịch sử thế giới. Hiện ông là chủ nhiệm tạp chí Triết: Tập san Triết học và tư tưởng.

Cùng Thư Hiên Dịch Trường tham khảo thêm về những bài chia sẻ của TS. Nguyễn Hữu Liêm:

Mời mọi người tham dự để trao đổi cùng diễn giả!

Diễn giả: TS. Nguyễn Hữu Liêm
Thời gian: 9h00, thứ sáu, 13/01/2023
Địa điểm: Trực tuyến qua phần mềm Zoom (Online)

– Quý bạn tham gia zoom meeting vui lòng đăng ký miễn phí tại đây
– Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ email hoặc hotline bên dưới gặp Ms. Phương để được giải đáp.
Địa chỉ: Tháp S6 The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, phường An Phú, thành phố Thủ Đức.
Phone: (+84) 938336918
Email: thuhiendichtruong@gmail.com
Website: https://thuhiendichtruong.com/
Youtube: Thư Hiên Dịch Trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo