Sách Triết học hay giúp thế giới quan bạn thay đổi

Trong bài viết dưới đây Thư Hiên Dịch Trường sẽ giới thiệu tới các độc giả 8 cuốn sách triết học hay giúp thế giới quan bạn thay đổi, mời bạn đón đọc.

1. Logic của sự khám phá khoa học – Karl Popper 

Karl Popper (1902 – 1994), triết gia sinh tại Vienna, là một trong những nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng và gây tranh cãi nhất của thế kỷ XX.

Logic của sự khám phá khoa học của ông là một cuốn sách triết học dành cho những người quan tâm đến triết học và cả những người quan tâm đến khoa học thuần túy. Trong cuốn sách này, Popper đưa ra một hệ thống triết lý và phân tích để mô tả bản chất triết học của quá trình nghiên cứu và khám phá khoa học. Cuốn sách này trình bày thành công quan điểm của Popper về khoa học, và các giải pháp mang tính nền tảng của ông dành cho lý thuyết về tri thức: sự phân định ranh giới giữa khoa học và giả khoa học, và vai trò của phép quy nạp trong sự gia tăng của tri thức khoa học. Popper đã nhận ra rằng các lý thuyết khoa học là kết quả của trí tưởng tượng đầy sáng tạo, và rằng sự gia tăng của tri thức khoa học dựa trên luận thuyết về tính có thể chứng minh là sai: rằng chỉ có những lý thuyết mà có thể kiểm nghiệm được và có thể chứng minh là sai được bởi quan sát và thí nghiệm thì mới được mở ra cho sự đánh giá khoa học. Những tư tưởng đầy tính kích thích này đã tác động lớn và đầy ý nghĩa tới các cộng đồng khoa học và triết học, và đóng vai trò trung tâm cho sự phát triển của triết học về khoa học.

Đọc thêm:

sach-triet-hoc
Sách Logic Của Sự Khám Phá Phá Khoa Học Karl Popper

2. Triết học Kant

“Nếu không hiểu Kant, bạn sẽ không thể hiểu thấu đáo Hegel, Marx, Heidegger và Lesvi – Strauss” chính Michel Foucault đã thẳng thắn nhận định như thế: Kant làm cho con người tỉnh giấc mơ tiên, biết mình là người chứ không phải là thần thánh, biết mình là hữu thể hữu hạn chứ không phải là hiện thể tuyệt đối. Chính Kant đã khai mạc khoa Nhân học khi đưa ra 4 câu hỏi với câu thứ bốn là “Con người là gì?”. Cho nên Foucault viết :”Khoa Nhân – học làm nên căn bản sâu xa của tư tưởng triết học từ Kant đến chúng ta ngày nay”. Tại sao dám quyết như thế? “Khoa Phê bình của Kant đã mở cửa vào kỷ nguyên mới của chúng ta: khoa này không tìm hiểu tư tưởng ta từ hình thức đơn sơ đến những hình thức phức tạp trong cái chuyển biến vô biên, nhưng đã bắt đầu bằng việc ghi rõ những giới hạn của tri thức. Đây là hiện tượng xảy ra lần đầu tiên trong văn học Âu châu: tri thức được rút ra khỏi thế giới của biểu tượng: như vậy khoa Phê bình đã làm nổi bật phạm vi của khoa siêu hình học mà trước đó triết học của thế kỷ 18 vẫn thâu gọn trong lĩnh vực của biểu tượng. Đồng thời từ đó đã phát sinh ra một khoa siêu hình học khác, với nhiệm vụ tìm hiểu về căn nguyên và nguồn gốc của biểu tượng: nó khai sinh ra những triết học về sự Sống, về Ý chí và Ngôn ngữ mà thế kỷ 19 đã khai phá theo luống cày của thuyết Phê bình.

Đúng thế, Kant là triết gia đầu tiên đã không chịu dừng lại nơi những ý tưởng, nhưng đã nhất quyết tìm ra những điều kiện phát sinh ý tưởng; ông đã không chịu thỏa mãn về sự kiện, nhưng nghĩ rằng triết lý phải tìm ra nguồn gốc siêu nghiệm của sự kiện và khả năng của chúng. Triết học Kant là cuốn sách triết học mà bạn đọc không nên bỏ qua, giúp thế giới quan bạn thay đổi hoàn toàn.

Đọc thêm:

sach-triet-hoc
Sách Triết học Kant

3. Ý hệ

Ý hệ của Giáo sư Hawke thực sự là cuốn sách triết học có kiến giải sâu sắc về những vấn đề ý hệ, nó thuộc về sự phê phán ý hệ và xã hội học về tri thức. Cuốn sách này có thể hữu ích và đáng đọc với các chuyên gia và sinh viên quan tâm đến chủ đề này. Độc giả có thể đọc sách này với hai mục đích cùng lúc: nhìn lại lịch sử thuần túy của ý hệ (từ kinh Cựu Ước cho đến Slavoj Žižek) tại những điểm đáng chú ý của nó và đi xa hơn vào khía cạnh phê phán ý hệ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng học được phương pháp trình bày của tác giả theo một cách nào đó, học được cách lắp ghép các mảnh rời lại với nhau, phân tích và sắp xếp chúng theo trật tự, hoặc lấy một số chi tiết làm những ví dụ điển hình để minh họa cho vấn đề.

Thông qua sáu chương bàn về sáu thời kỳ, chủ đề cơ bản và trường phái tư tưởng khác nhau, tác giả đã tiến hành nghiên cứu những khái niệm về ý hệ và dần dần chứng tỏ chúng là ý thức sai lầm thông qua nguồn tài liệu đa dạng được thu thập và không chỉ giới hạn ở những tư tưởng của các triết gia lớn mà còn mở rộng đến các tác phẩm văn học, điện ảnh, tâm lý học, nhân học, vân vân. Xử lý nguồn tài liệu đồ sộ đến vậy, Ý hệ nhắm đến trình bày sự mở rộng từng bước một của Ý hệ để đạt đến hình thức cao nhất của nó, cũng là cấp độ quyền lực cao nhất của nền kinh tế tư bản đương thời trong mối quan hệ tương quan với ký hiệu học hậu hiện đại với tư cách là tư tưởng ý hệ của nó.

Đọc thêm:

sach-triet-hoc
Sách Ý hệ

4. Triết lý giáo dục

Bởi đặc tính vô tư của nó, giáo dục của Platon chống hẳn lại với quan niệm của những nhà Sophiste, dù họ thuộc khuynh hướng nào cũng vậy. Những người này đã đề nghị một nền giáo dục tổng quát, nhưng dầu sao sư giảng dạy của họ vẫn có tánh cách thực dụng, phục vụ cho một loại khách hàng nào đó. Đối với Platon mục tiêu của Văn hóa là chính Văn hóa, nó không phục vụ cho những quyền lợi dưới trần; theo quan niệm của ông, giáo dục không hướng về những ai đi tìm kiếm hiểu biết để mưu lợi, mà chỉ hướng về những ai hăng say Triết lý, những người có tình thương đạo lý và chân lý. Một nhà giáo xứng đáng không tìm kiếm khách hàng, và cũng không cần tìm kiếm hiệu năng sư phạm, ông không bao giờ lo đưa sự hiểu biết xuống trình độ của những người mua nó, ông chỉ muốn những học sinh chọn lọc mà thôi. Cũng như một người thợ yêu nghề sẽ lựa chọn những người hợp tác với mình, hay những người học nghề và biến những người này thành bạn thân của mình. Khác với nền giáo dục của những người Sophiste, công cộng nếu không nói là miễn phí, một nền giáo dục phổ thông trả tiền, nền giáo dục của Platon vẫn còn giữ tánh cách một sự vỡ lòng.

Thật vậy, ngược lại với quan niệm của những ai chỉ thấy có phần áp dụng trong khoa học mà thôi, chỉ thấy có phần bề ngoài và cảm thông được mà thôi, sự thủ đắc hiểu biết có một cái gì huyền bí. Học là cố gắng để hiểu biết, là tìm cách hiểu biết. Thế nhưng cái hiểu biết người ta tìm kiếm không phải là cái hiểu biết người ta có. Người ta không tìm kiếm những gì người ta biết, nhưng đó cũng không phải là những gì người ta chưa biết. Thật vậy, cái mà người ta không có một ý tưởng nào, một hiểu biết nào, làm thế nào người ta có thể tìm cách biết được. Như vậy nếu người ta không tìm kiếm những gì người ta đã biết rồi, người ta cũng không thể nào học được những gì ngoài những việc người ta đã biết rồi. Thủ đắc hiểu biết không có nghĩa đưa vô mình một cái gì xa lạ, đó chính là ý thức rõ ràng về một tài nguyên âm ỷ, là phát triển một hiểu biết tiềm ẩn. Học không có gì khác hơn là nhớ lại.

Đọc thêm:

sach-triet-hoc
Sách Triết Lý Giáo Dục

5. Hữu thể và thời gian

Chúng ta dường như thấy tác giả muốn đề cập một vấn đề đã quá cổ xưa – vấn đề Hữu thể y như truyền thống đã đặt ra từ những buổi hừng đông của triết lý Hy Lạp, nghĩa là về vấn đề hữu thể xét như là hữu thể và hữu thể xét như toàn diện

Và theo Platon, Heidegger còn gọi vấn đề này là “cuộc tranh luận giữa những người khổng lồ về bản thể”

Nhưng theo truyền thống nhất là từ Platon và Aristote trở đi mỗi khi đặt vấn đề Hữu thể, người ta đã nhìn nó theo một đường hướng siêu hình học của tư tưởng biểu tượng mà sau này trong quyển Identitaet und Differenz Heidegger gọi là siêu hình học có tính cách “Hữu thể – Thần học – Luận lý” nghĩa là theo sự giải thích của ông, viễn tưởng siêu hình học nói trên, truyền thống đã hiểu Hữu thể duy bằng hai cách:

Đó là ý nghĩa vấn đề Hữu thể xét theo toàn diện. Hữu thể nền tảng được gọi là “bản thể”, còn Hữu thể toàn diện được gọi là “Đơn nhất” có khả năng quy tụ mọi đa tạp thành một.

Hai là mỗi khi nhìn các vật thể, nhà siêu hình học cổ điển không tin tưởng vào sự hiện hữu đích thực của chúng vì theo họ, các vật thể chỉ là “ảo ảnh”, chỉ là “hiện tượng” hay “hầu như không có”… Vậy nếu tự trong bản tính của chúng các vật thể không thực sự hiện hữu được thì hẳn nhiều phải tìm cho chúng một nền tảng ngoại tại. Nền tảng ấy chỉ có thể là Lý giới (Platon) vì ở đó mới có những Hữu thể tự nội, nhất là sự Thiện hay chỉ có thể là “Hữu thể tối cao” hiểu theo nghĩa là “Đệ nhất động cơ” và truyền thống Thiên Chúa giáo gọi là “Thiên Chúa”.

Nói tóm, vấn đề ngàn xưa của triết lý Hy Lạp và Tây Phương đã là vấn đề hữu thể theo hai ý nghĩa căn bản vừa trình bày.

Đọc thêm:

sach-triet-hoc
Sách Hữu thể và thời gian

6. Ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian

J.Krishnamurti (1895 – 1986) là một tác giả và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề chính bao gồm: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu. Ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian là một cuốn tiểu luận triết học quan trọng của ông được viết vào năm 1964.

“Điều quan trọng là mỗi người nên nhận hiểu chín chắn đối tượng của công cuộc tìm kiếm nội tâm mình. “Tìm kiếm” đối với nhiều người, thường mang một giá trị phi thường. Ngoài cái nghĩa lý tự điển của danh từ này, hành động “tìm kiếm” ngụ ý về một sự vận hành từ vòng ngoài vào trung tâm. Bản chất của cuộc thâm nhập vào bên trong ấy tùy thuộc vào ở các tính khí, ở những cưỡng chế cùng những áp lực xã hội, ở những tai ương cùng những khổ nạn của đời sống, ở vô số những cố gắng kéo theo kinh nghiệm về cuộc sống. Tất cả những động lực, yếu tố đó bắt buộc phải “tìm kiếm”. Nếu không có những áp lực, những tai ương cùng những khổ nạn, tôi tự hỏi không biết trong chúng ta có mấy người chịu nghĩ đến việc thực hiện công cuộc tìm kiếm nội tâm.

Một trong những việc quan trọng hơn hết chúng ta nên thực hiện và làm sáng tỏ tâm thức, là trút bỏ trống rỗng hết mọi kinh nghiệm và tư tưởng, để cho tâm thức trở nên mới mẻ, tươi nhuận, vô tư vô nhiễm, vì chỉ có tâm thức vô tư mới khám phá ra trong tự do sự thật được…”.

Đọc thêm:

sach-triet-hoc
Sách Ý Nghĩa Về Chết Đau Khổ Và Thời Gian

7. Triết luận Đông Tây

“Lý luận triết học chính là di chuyển thận trọng thông qua tư duy lý tính giữa những khẳng định cực đoan tuyên bố đã bóc trần chân dung thực tại. Chính trong lúc di chuyển như thế, triết gia nhận ra tính hữu hạn căn bản trong tri thức nhân loại: tri thức tuyệt đối là một giấc mộng xa vời và nguy hiểm, vì nó loại trừ khả năng hoài nghi và tra vấn, dễ dẫn đến thái độ độc đoán, cực quyền, nhưng chủ nghĩa tương đối, bất chấp những ưu điểm mang tính khoan dung của nó, cũng có nguy cơ đẩy con người vào sự u mê, thụ động, chấp nhận tất cả những gì đang có sẵn, đang tồn tại, vì đã khước từ ngay từ đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý, và như thế đánh mất cả tiềm năng chuyển hóa và làm mới thực tại.

Tuy truyền thống văn hóa Việt Nam không sở hữu một hệ thống tư duy triết học theo nghĩa philosophia của Hy Lạp (vì Heidegger đã khẳng định tư duy triết học có nghĩa là song thoại với tư tưởng Hy Lạp) và Lê Quý Đôn hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, không hề suy nghĩ theo phong cách của Platon, Aristote, Kant, hay Hegel, nhưng chắc chắn Việt Nam, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, cũng có truyền thống tư tưởng, được xác định thông qua các phương tiện hết sức đa dạng như văn học, thi ca, ca dao, tục ngữ, các định chế xã hội, pháp lý, và nhất là tôn giáo.”

Đọc thêm:

sach-triet-hoc
Sách Triết Luận Đông Tây

8. Phác thảo về triết học cho lịch sử thế giới

Lịch sử có một chủ đích tối hậu nào không? Đâu là quy luật vận hành cho lịch sử? Đây là hai câu hỏi siêu hình cơ bản mà con người ngày nay hình như đã ngưng suy ngẫm về chúng. Khi mà Chúa Trời đã chết, khi mà Cứu cánh luận chỉ là một dự phóng không tưởng, khi mà Siêu hình học đã bị thay bằng triết học ngôn ngữ và phân tích, khi mà Chân lý chỉ là những “siêu tự sự”, liệu Triết học có còn dũng khí để thử đi tìm lại những Nguyên lý cơ bản cho Hữu thế, cho Lịch sử nhân loại?

Dựa trên những nguyên lý Bản thể luận của Phật giáo, Aristotle, Thiên Chúa giáo, Hegel và Wilber, luận đề này thử đưa ra một Triết học hoàn toàn mới về Lịch sử Nhân loại kể từ 500 năm trước Công nguyên cho đến Thế kỷ 21. Đây là một sơ đồ Siêu hình học nhằm phác thảo một nguyên lý chuyển dịch cho hành trình Ngã thức. Tùy theo từng Thời quán Chuyển hóa của năng lực Tự Ý thức mà Sử tính được kiến lập. Khởi đi từ Ý thức về Ta đến Chúng Ta, đến Nó rồi đến Chúng Nó và trở về lại với Ta, trên hành trình hơn hai ngàn năm qua, theo dòng Sử tính, khả năng Tự ý thức qua dạng thể Ngã – thức chính là động cơ căn bản cho sự hình thành của Tôn giáo, Văn hóa, Khoa học, Chính trị. Trong vòng quay Bản thể của Ý thức này, Ngã thể nào thì Văn minh đó – và bản sắc Ngã thức là biểu dấu cho một trình độ Tự – Ý thức, chính là chìa khóa cho số phận cá nhân và quốc gia.

Mời bạn đọc bước vào Hành trình lớn của Lịch sử Nhân loại như là một Thử nghiệm lý thuyết mới lạ nhằm khai mở một góc độ Triết học khác về Hiện tượng con Người và Thế gian.

Đọc thêm:

sach-triet-hoc
Sách Pháo thảo về Triết học cho lịch sử thế giới

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết, Thư Hiên Dịch Trường chúc bạn có thể tìm được cho mình những cuốn sách phù hợp. Ngoài ra, Thư Hiên Dịch Trường cũng còn là một thư viện sở hữu hơn 5,000 tựa sách tiếng Việt, 3,600 tựa sách tiếng Anh và hơn 1,000 tựa sách ngôn ngữ khác, đa dạng thể loại sách triết học, văn học, tôn giáo cho đến ngôn ngữ… Thư Hiên rất vui được đón tiếp bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo