Mô tả sách Khảo luận thứ hai về chính quyền
Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke là một tác phẩm triết học kinh điển, luận chứng và lý giải về quyền lực của nhân dân đối với sự tồn tại của chính quyền. Sách được xuất bản năm 1689, trong tác phẩm này Locke đã rất thành công trong việc dẫn dắt người đọc đi từ khởi sự của gia đình, đến kết cục của việc giải thể một chính quyền.
Khảo luận thứ hai về chính quyền cho ta sẽ thấy được căn nguyên về quyền định đoạt của nhân dân đối với chính quyền, mà mới đây, thế giới đã chứng kiến quyền ấy được người dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka thực hiện.
Với một dung lượng không dày và văn phong không “cao siêu”, dù là người có chuyên môn về triết học, chính trị học, luật học…, cho đến người thuộc các chuyên ngành khác hay người đọc phổ thông, đều dễ cuốn theo lối viết xâu kết và liên tục của Locke.
Mục lục sách Khảo luận thứ hai về chính quyền
- Chương I
- Chương II – Về trạng thái tự nhiên
- Chương III – Về trạng thái chiến tranh
- Chương IV – Về tình trạng nô lệ
- Chương V – Về sở hữu
- Chương VI – Về quyền lực gia trưởng
- Chương VII – Về xã hội chính trị và xã hội dân sự
- Chương VIII – Về sự khởi đầu của xã hội chính trị
- Chương IX – Về mục đích của xã hội chính trị và của chính quyền
- Chương X – Về các hình thức của cộng đồng quốc gia
- Chương XI – Về phạm vi của cơ quan quyền lực lập pháp
- Chương XII – Về cơ quan lập pháp, hành pháp và quyền liên hiệp của cộng đồng quốc gia
- Chương XIII – Về sự phụ thuộc của các cơ quan quyền lực thuộc cộng đồng quốc gia
- Chương XIV – Về đặc quyền hành động
- Chương XV – Về quyền lực gia trưởng, quyền lực chính trị và quyền lực chuyên chính khi xem xét chung
- Chương XVI – Về sự chinh phạt
- Chương XVII – Về sự tiếm quyền
- Chương XVIII – Về chế độ chuyên chế
- Chương XIX – Về sự giải thể của chính quyền
Đôi nét về tác giả John Locke
Locke sinh ra trong một gia đình Thanh giáo không nhiều tiền của nhưng nhờ sự bảo trợ của một nghị sỹ địa phương, vốn là chỉ huy đơn vị kỵ binh mà cha của Locke phục vụ, ông đã được ăn học chu đáo. Năm 1647, Locke vào Westminster School tại London. Từ Westminster, ông đến Christ Church College của Oxford vào mùa thu năm 1652. Thời đó, Westminster là trường trung học hàng đầu nước Anh, Christ Church là đại học hàng đầu tại Oxford, vẫn mang nặng tính giáo dục trung cổ vào thời Locke theo học.
Locke nhận học vị cử nhân vào tháng Hai năm 1656, thạc sỹ văn chương vào Tháng Sáu năm 1658. Tại Christ Church, sau khi được chọn là giảng viên tiếng Hy Lạp và giảng viên môn hùng biện, Locke quyết định tiếp tục theo học ngành y.
Lựa chọn này đem lại cơ hội cho Locke kết bạn với Bác sỹ David Thomas. Từ quan hệ bạn bè và công việc này, Locke lại có dịp tiếp xúc với Lord Ashley, một trong những người giàu có nhất nước Anh và có chân trong chính quyền nước này. Ashley mời Locke đến London với tư cách không chỉ là bác sỹ riêng của ông, mà còn là thư ký, người nghiên cứu, người phụ trách đặc vụ chính trị và là một người bạn. Sống và làm việc cạnh Ashley, Locke nhận ra mình đang ở trong vùng tâm điểm của nền chính trị Anh những năm 1670 và 1680. Locke trở thành Thư ký Ủy ban Thương mại và Thuộc địa của Ashley, và nhanh chóng hòa nhập vào những tư tưởng và kế hoạch cấp tiến của con người này.
Cập nhật thông tin mới nhất tại Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường
Nguyễn Ngọc Quế (xác minh chủ tài khoản) –
Rất hay
Châu Thanh Thư (xác minh chủ tài khoản) –
Từ ngữ gần gũi, ví dụ chân thật
Trần Nhật Minh, Nguyễn Thanh Hằng, Vĩnh Bình, Ngọc My, Minh Anh, Thanh Trúc, Nguyễn Thảo, Nguyễn Hồ, Minh Khôi, Nguyễn Ngọc, Thanh Tâm, Hồ Cao, Mỹ Diệp, Băng Trần (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá, văn phong gần gũi dễ hiểu