Trần Thái Đỉnh sinh ngày 14-11-1922, là tiến sĩ Triết học tại Paris năm 1958, Giáo sư Đại-Học Văn-Khoa Huế 1959, Đại Học Dalat. Ông từng đi giảng dạy và sáng tác rất nhiều tác phẩm thuộc các thể loại triết học, tôn giáo. Triết học Kant là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, xuất bản lần đầu tiên năm 1969, mời các bạn đón đọc!
Tổng quan sách Triết học Kant
“Nếu không hiểu Kant, bạn sẽ không thể hiểu thấu đáo Hegel, Marx, Heidegger và Lesvi- Strauss” chính Michel Foucault đã thẳng thắn nhận định như thế: Kant làm cho con người tỉnh giấc mơ tiên, biết mình là người chứ không phải là thần thánh, biết mình là hữu thể hữu hạn chứ không phải là hiện thể tuyệt đối. Chính Kant đã khai mạc khoa Nhân học khi đưa ra 4 câu hỏi với câu thứ bốn là “Con người là gì?”. Cho nên Foucault viết :”Khoa Nhân – học (anthropologie) làm nên căn bản sâu xa của tư tưởng triết học từ Kant đến chúng ta ngày nay” (FOUCAULT, Les mots et les choses, tr. 353). Tại sao dám quyết như thế? “Khoa Phê bình của Kant đã mở cửa vào kỷ nguyên mới của chúng ta: khoa này không tìm hiểu tư tưởng ta từ hình thức đơn sơ đến những hình thức phức tạp trong cái chuyển biến vô biên, nhưng đã bắt đầu bằng việc ghi rõ những giới hạn của tri thức. Đây là hiện tượng xảy ra lần đầu tiên trong văn học Âu châu: tri thức được rút ra khỏi thế giới của biểu tượng: như vậy khoa Phê bình đã làm nổi bật phạm vi của khoa siêu hình học mà trước đó triết học của thế kỷ 18 vẫn thâu gọn trong lĩnh vực của biểu tượng. Đồng thời từ đó đã phát sinh ra một khoa siêu hình học khác, với nhiệm vụ tìm hiểu về căn nguyên và nguồn gốc của biểu tượng: nó khai sinh ra những triết học về sự Sống, về Ý chí và Ngôn ngữ mà thế kỷ 19 đã khai phá theo luống cày của thuyết Phê bình (FOUCAULT, Sd, tr. 255-256).
Đúng thế, Kant là triết gia đầu tiên đã không chịu dừng lại nơi những ý tưởng, nhưng đã nhất quyết tìm ra những điều kiện phát sinh ý tưởng; ông đã không chịu thỏa mãn về sự kiện, nhưng nghĩ rằng triết lý phải tìm ra nguồn gốc siêu nghiệm của sự kiện và khả năng của chúng.
Mục lục sách Triết học Kant
Sách có tổng cộng 348 trang, được chia thành 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Sinh hoạt tri thức của con người
Chương I: Thế nào là một tri thức khoa học ?
A- Tính chất khoa học của khoa Luận lý
B- Tính chất khoa học của Toán học
C- Tính chất khoa học của khoa Vật lý thuần túy
D- Có thể có khoa Siêu hình học không?
Chương II: Khả năng tri thức của con người
Tiết I: Cảm giác học siêu nghiệm
Tiết II: Luận lý học siêu nghiệm
- Phân tích pháp các quan niệm
- Phân tích pháp các nguyên tắc
Chương III: Giới hạn của tri thức con người
Tiết I: Những võng luận của lý trí thuần túy
Tiết II: Những tương phản của lý trí thuần túy
Tiết III: Ý thể của lý trí thuần túy
Phần thứ hai: Sinh hoạt đạo đức của con người
Chương I: Kant đặt vấn đề sinh hoạt đạo đức thế nào
- Ý thức đạo đức của mọi người
- Kant phê bình những học thuyết đạo đức xây trên thường nghiệm
- Lập trường đạo đức của Kant.
Chương II: Kant giải quyết vấn đề sinh hoạt đạo đức thế nào
Tiết I: Tự do và quy luật đạo đức
Tiết II: Tự do và tự chủ
Tiết III: Tự do và đối tượng của đạo đức
Chương III: Ý nghĩa học thuyết đạo đức của Kant
Tiết I: Vấn đề sự thiện toàn hảo
Tiết II: NHững định đề của lý trí thuần túy thực hành
Phần thứ ba: Ý nghĩa con người
Chương I: Phán đoán thẩm mỹ
Tiết I: Cái Đẹp
Tiết II: Cái Cao cả
Chương II: Phán đoán mục tiêu
Tiết I: Bản chất của phán đoán mục tiêu
Tiết II: Biện chứng pháp của phán đoán mục tiêu
Tiết III: Luận về phương pháp của phán đoán mục tiêu
Tổng Kết
Thư Mục Tổng Quát
Nhận xét về sách Triết học Kant
Triết gia J. Lacroix (1900-1986) đã viết:
“Kant đã thay thế triết học tri thức của Hy Lạp bằng triết học bổn phận của ông.”
-Triết gia J. Lacroix (1900-1986) đã viết:
“Tuy chưa thể đi sâu vào phần triết học pháp quyền, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, nhưng với việc trình bày cô đọng nhưng không kém cặn kẽ về ba quyển Phê phán chủ yếu, Gs. Trần Thái Đỉnh đã cho ta một cái nhìn khá bao quát về triết học Kant – thứ triết con người bị cắt xé giữa tinh thần và thể xác, giữa lý trí và cảm giác. Và mục đích chính của Kant không phải là tri thức, mục đích của Kant là quy về vấn đề con người. Tất cả chỉ là vấn đề con người mà thôi.”
Cập nhật thông tin mới nhất tại Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường
Trần Thọ (xác minh chủ tài khoản) –
Sách được viết một cách dễ hiểu, và nó sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng tốt để khám phá các chủ đề sâu hơn
Phạm Quỳnh Trúc (xác minh chủ tài khoản) –
Một cuốn sách triết học hay
Nguyễn Thuỵ Mỹ Uyên (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân