Tổng quan về Logic của sự khám phá khoa học
Logic của sự khám phá khoa học của ông là một tác phẩm quan trọng, dành cho những người quan tâm đến triết học và cả những người quan tâm đến khoa học thuần túy. Trong cuốn sách này, Popper đưa ra một hệ thống triết lý và phân tích để mô tả bản chất triết học của quá trình nghiên cứu và khám phá khoa học. Cuốn sách này trình bày thành công quan điểm của Popper về khoa học, và các giải pháp mang tính nền tảng của ông dành cho lý thuyết về tri thức: sự phân định ranh giới giữa khoa học và giả khoa học, và vai trò của phép quy nạp trong sự gia tăng của tri thức khoa học. Popper đã nhận ra rằng các lý thuyết khoa học là kết quả của trí tưởng tượng đầy sáng tạo, và rằng sự gia tăng của tri thức khoa học dựa trên luận thuyết về tính có thể chứng minh là sai: rằng chỉ có những lý thuyết mà có thể kiểm nghiệm được và có thể chứng minh là sai được bởi quan sát và thí nghiệm thì mới được mở ra cho sự đánh giá khoa học. Những tư tưởng đầy tính kích thích này đã tác động lớn và đầy ý nghĩa tới các cộng đồng khoa học và triết học, và đóng vai trò trung tâm cho sự phát triển của triết học về khoa học.
Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, Logic của sự khám phá khoa học như là tác phẩm quan trọng bậc nhất và sự đóng góp lớn của Popper cho tư duy hiện đại.
Tác giả Karl Popper – Nhà triết học quả cảm trọn đời vì chân lý
Karl Raimund Popper sinh ngày 28 tháng 7 năm 1902, là một trong những nhà triết học về khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Ông là nhà triết học duy nhất trong thời hiện đại được bầu làm thành viên của Hiệp hội Hoàng gia London nhằm vinh danh các thành tựu triết học của ông. Cuộc đời lao động trí tuệ của ông kéo dài hơn 75 năm, với rất ít sự gián đoạn. Ông đã làm việc, và suy nghĩ, và viết, và suy nghĩ lại, và viết lại gần như liên tục. Ông đã tạo ra những tiếng bộ vượt bậc (một số lĩnh vực mang tính cách mạng) trong triết học về khoa học, lý thuyết xác suất, lý thuyết về tri thức, siêu hình học, triết học xã hội, triết học chính trị, và triết học về lịch sử. Ông đã đóng góp quan trọng (và thường gây tranh cãi) vào sự hiểu biết của chúng ta về logic, lịch sử triết học (đặc biệt là thời kỳ tiền Socrates, Plato và Marx), cơ học cổ điển, nhiệt động lực học cổ điển, vật lý lượng tử, sinh học tiến hóa, tâm lý học và âm nhạc. Ông là người hủy diệt nhiều huyền thoại thống trị trong triết học và khoa học của thời đại mình. Danh sách các tác phẩm của Popper chứa hơn 1200 mục, bao gồm cả các bản in lại và bản dịch. Các tác phẩm này hiện đang cùng được lưu trữ tại các thư viện Hoover tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Đại học Klagenfurt (Áo) và Trường Kinh tế London (L.S.E) (Anh).
Mục lục sách Logic của sự khám phá khoa học
Phần 1. Giới thiệu về logic của khoa học
Chương 1. Khảo sát một số vấn đề cơ bản
- Vấn đề phép quy nạp
- Loại bỏ thuyết duy tâm lý
- Tiến hành kiểm nghiệm diễn dịch các lý thuyết
- Vấn đề phân định ranh giới
- Kinh nghiệm như là phương pháp
- Tính có thể bị chứng minh là sai như là tiêu chí của sự phân định ranh giới
- Vấn đề “cơ sở thực nghiệm”
- Tính khách quan khoa học và sự tin chắc mang tính chủ quan
Chương 2. Về vấn đề lý thuyết phương pháp khoa học
- Tại sao các quyết định về phương pháp luận là mang tính bắt buộc
- Cách tiếp cận theo tự nhiên luận đối với lý thuyết về phương pháp
- Các quy tắc phương pháp luận như là các quy ước
Phần II. Một số thành tố cấu trúc của lý thuyết về kinh nghiệm
Chương 3. Các lý thuyết
- Mối quan hệ nhân quả, sự giải thích và sự suy ra các dự đoán
- Tính phổ quát nghiêm ngặt và tính phổ quát dựa trên số lượng
- Các khái niệm phổ quát và các khái niệm riêng
- Các tuyên bố phổ quát nghiêm ngặt và các tuyên bố tồn tại
- Các hệ thống lý thuyết
- Một số khả năng giải thích hệ thống gồm các tiên đề
- Các cấp độ phổ quát. Quy tắc phủ định
Chương 4. Tính có thể bị chứng minh là sai
- Một số sự phản đối của quy ước luận
- Các quy tắc phương pháp luận
- Thẩm tra về mặt logic đối với tính có thể bị chứng minh là sai
- Tính có thể bị chứng minh là sai và sự chứng minh là sai
- Các sự kiện và các biến cố
- Tính có thể bị chứng minh là sai và tính phi mâu thuẫn
Chương 5: Vấn đề về cơ sở thực nghiệm
- Các kinh nghiệm tri giác như là cơ sở thực nghiệm: thuyết duy tâm lý
- Liên quan đến cái gọi là “các câu giao thức”
- Tính khách quan của cơ sở thực nghiệm
- Các tuyên bố cơ bản
- Tính tương đối của các tuyên bố cơ bản. Giải pháp cho bộ ba bất khả thi của Fries
- Lý thuyết và thực nghiệm
Chương 6: Các mức độ của tính có thể kiểm nghiệm
- Chương trình và hình ảnh minh họa
- Các lớp gồm các yếu tố giúp chứng minh là sai tiềm năng được so sánh như thế nào
- So sánh các mức độ của tính có thể bị chứng minh là sai bằng cách sử dụng mối quan hệ lớp con
- Cấu trúc của mối quan hệ lớp con. Xác suất logic
- Nội dung thực nghiệm, sự kéo theo, và các mức độ của tính có thể bị chứng minh là sai
- Các độ phổ quát và các độ chính xác
- Các miền biến thiên logic. Các ghi chú về lý thuyết đo lường
- So sánh các mức độ của tính có thể kiểm nghiệm bằng cách viện dẫn các chiều
- Chiều của tập hợp gồm các đường cong
- Hai cách giảm số chiều của tập hợp gồm các đường con
Chương 7: Tính đơn giản
- Loại bỏ các khái niệm mang tính thẩm mĩ và mang tính thực dụng về tính đơn giản
- Vấn đề phương pháp luận của tính đơn giản
- Tính đơn giản và mức độ của tính có thể bị chứng minh là sai
- Hình dạng hình học và dạng hàm số
- Tính đơn giản của hình học Euclid
- Phái quy ước luận và khái niệm tính thời gian
Chương 8: Xác suất
- Vấn đề giải thích các tuyên bố xác suất
- Các sự giải thích chủ quan và khách quan
- Vấn đề cơ bản của lý thuyết về cơ hội
- Lý thuyết tần suất của von Mises
- Kế hoạch cho lý thuyết mới về xác suất
- Tần suất tương đối trong lớp hữu hạn
- Sự lựa chọn, tính độc lập, tính không nhạy cảm, tính không liên quan
- Các dãy hữu hạn. Lựa chọn theo thứ tự và lựa chọn lân cận
- Tự do- bậc n trong các dãy hữu hạn
- Các dãy gồm các phân đoạn. Dạng đầu tiên của công thức nhị thức
- Các dãy vô hạn. Các ước lượng giả thuyết về tần suất
- Thẩm tra tiên đề về tính ngẫu nhiên
- Các dãy tựa may rủi. Xác suất khách quan
- Bài toán Bernoulli
- Luật số lớn (định lý Bernoulli)
- Định lý Bernoulli và sự giải thích các tuyên bố xác suất
- Định lý Bernoulli và vấn đề về sự hội tụ
- Loại bỏ tiên đề về sự hội tụ. giải pháp cho “vấn đề cơ bản của lý thuyết may rủi”
- Vấn đề về tính có thể quyết định
- Hình thức logic của các tuyên bố xác suất
- Hệ thống dựa trên xác suất của siêu hình học tư biện
- Xác suất trong vật lý học
- Quy luật và sự may rủi
- Tính có thể suy ra quy luật vĩ mô từ quy luật vi mô
- Các tuyên bố riêng hình thức về xác suất
- Lý thuyết về khoảng
Chương 9. Một số nhận xét về lý thuyết lượng tử
- Chương trình của Heisenberg và các mối quan hệ bất định
- Sơ lược về sự giải thích lý thuyết lượng tử dựa trên thống kê
- Giải thích lại dựa trên thống kê về các công thức của nguyên lý bất định
- Nỗ lực loại bỏ các yếu tố siêu hình bằng cách đảo ngược chương trình của Heisenberg; cùng với các ứng dụng
- Các thí nghiệm mang tính quyết định
- Siêu hình học bất định luận
Chương 10. Sự chứng thực, hay lý thuyết đứng vững…
- Liên quan đến cái gọi là sự chứng minh là đúng các giả thuyết
- Xác suất của giả thuyết và xác suất của các biến cố; phê phán logic xác suất
- Logic quy nạp và logic xác suất
- Lý thuyết thực chứng về sự chứng thực; giả thuyết “chứng minh sức thuyết phục của nó” như thế nào
- Tính có thể chứng thực, tính có thể kiểm nghiệm, và logic xác suất
- Các nhận xét liên quan đến việc sử dụng các khái niệm “đúng” và “đã được chứng thực”
- Con đường của khoa học
Một số nhận xét, đánh giá về tác phẩm
“Một trong những tư liệu quan trọng bậc nhất của thế kỷ XX”.
Peter Medawar, “New Scientist”
“Một tác phẩm có tính độc đáo và sức thuyết phục lớn”.
Triết gia A.J Ayer
Vũ Kiều Oanh (xác minh chủ tài khoản) –
Cuốn sách này là một nguồn tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về triết học
Nguyễn Huỳnh Anh Thư (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Lê văn Châu (xác minh chủ tài khoản) –
Sách được viết một cách dễ hiểu, và nó sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng tốt để khám phá các chủ đề sâu hơn
Nguyễn Quốc Dũng (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Lê văn Châu (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Lam Quang Dieu (xác minh chủ tài khoản) –
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để đọc, tôi khuyên bạn nên chọn một cuốn sách triết học
Võ Duy Ân (xác minh chủ tài khoản) –
Sách được viết một cách dễ hiểu, và nó sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng tốt để khám phá các chủ đề sâu hơn
Nguyễn Huỳnh Anh Thư (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Trần Thọ (xác minh chủ tài khoản) –
Cuốn sách này là một nguồn tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về triết học
Lê Bảo Đăng Tuyên (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Châu Thanh Thư (xác minh chủ tài khoản) –
Từ ngữ gần gũi, ví dụ chân thật
Hoàng Việt Đức (xác minh chủ tài khoản) –
Từ ngữ rất gần gũi
Trần Nhật Minh, Nguyễn Thanh Hằng, Vĩnh Bình, Ngọc My, Minh Anh, Thanh Trúc, Nguyễn Thảo, Nguyễn Hồ, Minh Khôi, Nguyễn Ngọc, Thanh Tâm, Hồ Cao, Mỹ Diệp, Băng Trần (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá, văn phong gần gũi dễ hiểu