Tổng quan về Đấu thuyết Dostoevsky và Kant
Kant viết: ”Nếu như có ai đó có thể từ bỏ hết mọi mối quan tâm và xem xét những khẳng định của lý tính mà thản nhiên trước mọi hậu quả của chúng, chỉ xem xét từ nội dung các khẳng định của hai phía (tức là tư biện thuần túy); và giả thiết rằng người ấy không biết cách nào khác để thoát khỏi sự tranh cãi hỗn loạn ngoài cách chạy theo ủng hộ phía này (chính đề) hay phía kia (phản đề), loại người như vậy sẽ ở trong một trạng thái chao đảo liên tục. Hôm nay họ tin rằng ý chí của con người tự do, nhưng ngày mai khi xét tới chuỗi nhân quả chặt chẽ của giới tự nhiên, họ lại thấy tự do chỉ là ảo tưởng và tất cả chỉ là tự nhiên (tính tất yếu) thôi.”
Độc giả biết rằng Dostoevsky dường như cài cắm học thuyết Kant trong Ivan, nhưng ông lại không hề thuận theo Kant, mà ngược lại, ông đã lao vào một cuộc đấu tay đôi cho đến chết với Kant – một trong những trận song đấu kịch liệt nhất ghi dấu trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Vì vậy, Kant xuất hiện trước Dostoevsky với tư cách là một đối thủ chính, bằng lý lẽ của mình mà Dostoevsky có thể chiến đấu với kẻ thù tinh thần của ông và chiến đấu trong chính tâm hồn của mình, trong khi hoàn toàn không đề cập đến Kant hay bản thân ông.
Trích đoạn trong Lời giới thiệu
“Đây không phải là một nghiên cứu phê bình văn học Triết học – Lịch sử, mà nó được viết dưới dạng những suy tưởng của người đọc về mối liên hệ giữa tiểu thuyết của Dostoevsky với các nguyên lý nền tảng trong học thuyết của Kant về những nghịch lý – cái được cho là mâu thuẫn không thể hòa giải của lý tính thuần túy. Theo Kant, mặc dù những mâu thuẫn đó về mặt vũ trụ học là không thể dung hòa được, nhưng dường như Dostoevsky vén được lớp màn ra và nhìn thấy dưới đó là một tầng ý nghĩa đạo đức sâu sắc hơn mà như thể Kant đã che giấu nó.
Tiểu thuyết của Dostoevsky chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong “Đấu thuyết Dostoevsky và Kant”, nó không chỉ được làm sáng tỏ trình tình tiết diễn biến câu chuyện (bởi độc giả), mà còn trong ý đồ sâu kín (của tác giả), nghĩa là, trong ngụ ý sâu xa của tác phẩm. Nó được tiết lộ cùng lúc như một cuộc bút triết giữa văn hào Dostoevsky và triết gia Immanuel Kant, như một cuộc đấu tay đôi liên tục giữa các luận điểm về những nghịch lý của Kant được Dostoevsky nhân cách hóa trong cuốn tiểu thuyết, được gọi là “chính đề” và “phản đề.
Và thậm chí ngay cả khi quan điểm của Dostoevsky và Kant dường như trùng khớp, cuộc đọ sức toàn diện không những không dừng lại, mà còn bùng lên ngọn lửa mới, vì Dostoevsky khẳng định rằng trong cuộc sống “mọi mâu thuẫn cùng tồn tại bên nhau”, không bao giờ mất đi tính gay cấn của nó.
Mục lục
Lời người dịch
Lời giới thiệu
- Ai đã giết chết lão già Karamazov
- Sát thủ song trùng
III. Cụm từ “Bí mật” và “Bí nhiệm”
- Những nhân vật vô danh trong tiểu thuyết – Chính đề và Phản đề
- Trận song đấu giữa Chính đề và Phản đề dưới lớp mặt nạ của các nhân vật trong tiểu thuyết
- Ivan Karamazov là nhân vật của những nghịch lý Kant
VII. Phán quyết vô tội cho những kẻ có tội
VIII. Con quái vật “ảo tưởng tất yếu của lý tính” và nạn nhân của ảo tưởng tất yếu là nạn nhân của lương tâm
- Bí mật cuối cùng của quỷ được giữ bí mật ngay cả với quỷ
- Những “vực thẳm” và “sự thật:” trong tiểu thuyết
- Bí mật được hé lộ
Lời cuối sách
Một số thông tin về tác giả
Yakov Emmanuilovich Golosovker (1890- 1967) – là triết gia, nhà văn, thông dịch gia người Xô-viết. Ông tốt nghiệp Khoa Lịch sử và Ngữ văn tại Đại học Hoàng gia St. Volodymyr ở Kiev (1913), nhưng luận án của ông lại bàn về thơ Sappho và triết học của Rickert. Các tác phẩm của Golosov Ker về triết học ngôn ngữ, các vấn đề của trí tưởng tượng, triết học tôn giáo và văn hóa vẫn còn giá trị cho đến ngày nay.
Với Golosovker, “Triết học là một nghệ thuật, rất đặc biệt và không dễ được tiết lộ, nhưng nó không phải là một khoa học”. Các tác phẩm chính của ông có thể kể đến như:
– Lời bài hát của Hellas cổ đại trong bản dịch của các nhà thơ Nga,1935
– Thi pháp và mỹ học của Holderlin, 1961
– Dostoevsky và Kant, 1963
– Logic của thần thoại cổ đại, 1987
– Trí tưởng tượng tuyệt đối, 2012
Lam QUANG DIEU (xác minh chủ tài khoản) –
Sách được viết một cách dễ hiểu, và nó sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng tốt để khám phá các chủ đề sâu hơn
Harry (xác minh chủ tài khoản) –
Một cuốn sách triết học hay
Trần Tường Vân (xác minh chủ tài khoản) –
Cuốn sách này là một nguồn tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về triết học
Lê Đức Trí (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá
Đỗ Khánh (xác minh chủ tài khoản) –
Từ ngữ rất gần gũi