Giới Thiệu Sách Phác Thảo Về Một Triết Học Cho Lịch Sử Thế Giới – Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Liêm

Trong bài viết này xin mời quý độc giả cùng Thư Hiên Dịch Trường tìm hiểu rõ về cuốn sách triết học Phác Thảo Về Một Triết Học Cho Lịch Sử Thế Giới của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm.

Tổng quan về sách Phác Thảo Về Một Triết Học Cho Lịch Sử Thế Giới

Phác Thảo Về Một Triết Học Cho Lịch Sử Thế Giới của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm là một quyển sách “Triết Luận” chủ yếu sử dụng hai loại ngôn từ: ngôn ngữ triết học và chữ nghĩa trí thức, đòi hỏi một trình độ tương hợp, và là loại sách đọc để nghiền ngẫm. Những ngôn từ ẩn dụ trừu tượng bên cạnh chữ nghĩa giáo khoa chuyên môn dùng diễn tả những sự kiện phức tạp, có những tầm vóc lịch sử, nhân văn, đạo lý chen kẽ, cần phải hết sức tập trung để hiểu điều tác giả muốn diễn bày.

Ngoài ra, có những trích dẫn về kinh điển đạo Phật, về triết lý của nhiều triết gia, kể cả những công trình về khoa học, về vũ trụ, cũng được nêu lên minh chứng cho điều tác giả diễn luận. Vì thế, không cần thiết phải mượn thêm những kiến thức rườm rà để làm dáng cho bài viết giới thiệu khái quát về tác phẩm này, vì tự nó đã thừa hay ho lý thú; hay nói cách khác, là một bức tranh không còn chấm phá thêm đường nét hoặc màu sắc nào nữa.

Tác phẩm này, đúng theo truyền thống triết học lịch sử của Hegel, tóm tắt quan điểm của ông như sau: “Mỗi Thời quán Chân Lý, từ Thượng Cổ, đến Trung Cổ, đến Hiện Đại, tự nó phải đốt cháy và tiêu thụ hết năng lượng của giai Thời đó nhằm chuyển tiếp qua Thời quán mới cao hơn… Mọi sự đều có cái Thời của nó. Cá nhân trên năng lực của cái ta Ngã thức – cũng như là Ngã thức tập thể cộng đồng liên hệ – chỉ là một đứa con của Thời tính và Nó không thể bước qua khỏi biên độ giới hạn mà Thời Ý đã phác họa. Mọi năng thức Trung giải cho mỗi Thời quán đều khẳng định chỉ có ta là con Một của Chúa – và tất cả những đứa con khác đều là con lai, con rơi, ngoại đạotà giáo. Sử tính nhân loại ở từng Thời đại đều lập lại khuyết điểm Khiếm diện và Cực đoan của Thời đại trước bằng một thể loại chân lý khác”.

Nhưng, khác với Hegel và vượt qua Hegel, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm còn cống hiến một phê phán triết học vô cùng sâu sắc đối với cái mà ông gọi là “hiện đại tính: trong cơn say Khoa Học Thực Nghiệm”. Những tên tuổi lớn, Richard Dawkins, Jacques Monod, Daniel Dennett, Steve Weiberg, được ông phê phán thẳng thừng là “hiện thân của lề lối suy nghĩ thuần duy Sinh Hóa, tức là suy nghĩ từ cõi Thấp mà không thể suy nghĩ ra cái Cao hơn”.

tien-si-nguyen-huu-liem
Sách Pháo thảo về Triết học cho lịch sử thế giới

Mục Lục Sách

Cuốn Phác Thảo Về Một Triết Học Cho Lịch Sử Thế Giới được tác giả Nguyễn Hữu Liêm phát thảo về những bước đi của lịch sử nhân loại để tiến đến nền văn minh như ngày nay, trải qua 5 thời tính, hay giai đoạn, quan trọng, được chia làm 5 phần theo thứ tự:

  • Phần I: Phác Thảo
  • Phần II: CHÚNG TA
  • Phần III: NÓ – IT – Khi Chân lý là Ngoại thân
  • Phần IV: Chúng Nó
  • Phần V: TA trở về TA

phac-thao-ve-mot-triet-hoc-cho-lich-su-the-gioi

Nội dung

  • Thời quán đầu tiên, dựa trên mô hình 4 quadrants của Ken Wilber và ngôn ngữ triết học của Hegel, là thời kỳ khởi động của TỰ Ý THỨC về TA. Phật tuyên bố: “THIÊN THƯỢNG ĐỊA HẠ, DUY NGÃ ĐỘC TÔN.” Karl Jasper gọi thời kỳ này là THỜI TRỤC.
  • Thời quán thứ hai, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất, là sự xuất hiện của năng lực CHÚNG TA, thiết định nền tảng cho văn hóaluân lý, và tôn giáo. Nhân vật biểu trưng cho Thời quán này là Đức Giê Su Ki Tô. Chân lý trong Thời quán này mang tính liên đới: “Ta với Cha ta là Một”.
  • Thời quán thứ ba, bắt đầu từ thế kỷ 15, năng lực Tự – Ý – Thức khách thể hóa chính mình thành vũ trụ vật thể. Chân lý trong thời kỳ này lấy chuẩn mực là khoa học thực nghiệm. Nguyễn Hữu Liêm gọi đây là Thời quán của NÓ khi ý thức con người phó thác bản thân nó cho khách thể tínhVũ trụ vật thể là một hiện thực độc lập với Ý chí và Ý thức cá nhân. Nhân vật biểu trưng cho thời kỳ này là Nicolas Copernicus và kết thúc với Albert Einstein.
  • Thời quán thứ tư, khởi đầu từ thế kỷ 17, là Thời quán của CHÚNG NÓ, khi chính trị là định mệnhCon người đi tìm chính mình thông qua các hệ tư tưởng (Ý thức hệ = ideology). Trật tự thế giới là hình thái của Ý chí lịch sử. Nhân vật biểu trưng cho giai đoạn này là Thomas Hobbes và Karl Marx.

Đó đúng là 4 quadrants (mà Nguyễn Hữu Liêm gọi là 4 Thời quán) theo mô hình tư duy của Ken Wilber, nhưng ông bổ sung thêm Thời quán đương đại, thế kỷ 21, giai đoạn từ bỏ tôn giáonghi ngờ khoa học thực nghiệm, đi tìm năng lực Tự Ý Thức ở một tầm mức tiến hóa cao hơn.

>> Quý độc giả có thể tham khảo các bài giảng của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm tại đây:

hoặc Xem trực tiếp trên Youtube: Thư Hiên Dịch Trường

Thư Hiên xin cám ơn quý đọc giả đã giành thời gian đọc hết bài viết. Thư Hiên Dịch Trường cũng còn là một hiệu sách, đồng thời cũng là thư viện, sở hữu hơn 5,000 tựa sách tiếng Việt, 3,600 tựa sách tiếng Anh và hơn 1,000 tựa sách ngôn ngữ khác, đa dạng thể loại từ sách triết học, văn học, tôn giáo cho đến ngôn ngữ… Chúng tôi rất vui được đón tiếp bạn!

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Tháp S6, The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0938336918

Email: thuhiendichtruong@gmail.com

Facebook: Fanpage Thư Hiên Dịch Trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo