Những cuốn sách về triết học hay giúp thay đổi con người bạn

Sách về triết học là một thể loại sách kén người đọc nhất, nhiều độc giả ái ngại khi đọc thể loại sách này vì cho rằng khó hiểu và khô khan. Tuy nhiên, có nhiều cuốn sách triết học có tầm ảnh hưởng lớn, hấp dẫn được đông đảo độc giả chọn đọc. Trong bài viết này cùng Thư Hiên Dịch Trường sẽ giới thiệu top 7 cuốn sách triết học hay không nên bỏ lỡ.

Tinh Thần Tự Lực

Tinh Thần Tự Lực một cuốn sách về triết học hay, được mệnh danh là “Kinh thánh của chủ nghĩa tự do” vì nó hô hào tính cần kiệm và nỗ lực, cho rằng nghèo khổ chủ yếu là do những thói quen vô trách nhiệm, đồng thời công kích tinh thần trọng vật chất và kiểu chính quyền thờ ơ, bất can thiệp. Với Samuel Smiles, nỗ lực cá nhân là nền tảng của xã hội cũng như chìa khóa cho thành công. Những con người cần cù sẽ tạo ra nền kinh tế vững mạnh và những luật lệ tốt đẹp. Họ cũng hạn chế được những thiệt hại do những nhà lãnh đạo kém cỏi gây ra, tuy rằng một nhà nước tổ chức kém có thể làm hao mòn những phẩm chất tốt đẹp của những con người đó.

Tinh Thần Tự Lực thành công ngay lập tức và khiến Samuel Smiles nổi tiếng trong sớm chiều. Trong năm đầu tiên, sách đã bán được khoảng hai vạn bản. Đến khi ông qua đời năm 1904, khoảng 250.000 bản đã được bán ra. Tác phẩm này được dịch ở Nhật năm 1871 và được xếp vào hạng bán chạy nhất trong nhiều thập niên kế đó. Bản dịch tiếng Nhật này lại được dịch sang tiếng Hàn và xuất bản năm 1918 và cũng rất được tìm đọc.

Tinh Thần Tự Lực đề cao tính tiết kiệm và cho rằng nghèo đói phần lớn là do thói quen vô trách nhiệm gây ra, đồng thời công kích chủ nghĩa duy vật và chính phủ tự do phóng niệm. Tác phẩm được mệnh danh là “kinh thánh của chủ nghĩa tự do giữa thời Victoria” và có tác động lâu dài đến tư tưởng chính trị của Anh.

Sách về triết học
Sách Tinh Thần Tự Lực – Samuel Smiles

Một Lược Sử Về Vạn Vật

Một Lược Sử Về Vạn Vật là một tác phẩm triết học vận hành trên nhiều cấp độ. Bao phủ một phạm vi lịch sử rất rộng, từ Tiếng Nổ Lớn đến tận xã hội hậu hiện đại cằn cỗi ngày nay. Dọc theo tiến trình này, nó cố gắng tìm ra ý nghĩa trong những cách thức có tính mâu thuẫn mà theo đó con người đã tiến hóa – cơ thể, cảm xúc, trí tuệ, đạo đức, và tinh thần.

Cuốn Một lược sử về vạn vật Wilber đóng vai trò là người vạch trần và làm sáng tỏ – một nhà phê bình rất sáng suốt của những bậc thầy, những kỹ thuật, những ý tưởng cũng như những hệ thống, vốn hứa hẹn sẽ đưa bạn đến với chân lý toàn diện, nhưng thường lại không được đầy đủ, lầm lạc, bị bóp méo, và sẽ khiến bạn lạc lối.

Với sự tổng hợp đầy ấn tượng từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, Wilber đưa người đọc bước vào hành trình khởi đầu từ Tiếng Nổ Lớn và đi đến tương lai. Ông đã tổ chức và sắp xếp nguồn tư liệu dồi dào của mình sao cho tương hợp với bản chất của quá trình tiến hóa, sử dụng lại chủ đề của những nhà tư tưởng trước đó để xây dựng một “lý thuyết hợp nhất” có tính bước ngoặt trong lịch sử. Thông qua đó, độc giả sẽ có được một cái nhìn mới mẻ hơn về những gì mình đã biết, hay nghĩ rằng mình đã biết, dù là ở bất kỳ lĩnh vực nào đi nữa.

Sách về triết học
Sách Một lược sử về vạn vật – Ken Wilber

Bàn Về Tự Do

Bàn Về Tự Do (On Liberty) là một trong những tác phẩm triết học nổi tiếng nhất của John Stuart Mill, một nhà triết học thực chứng người Anh. Được xuất bản năm 1859, tác phẩm áp dụng hệ thống đạo đức của chủ nghĩa vị lợi của Mill cho xã hội và nhà nước. Mill đề xuất các tiêu chuẩn cho mối quan hệ giữa thẩm quyền và tự do. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tính cá nhân, mà ông coi là điều kiện tiên quyết cho những khoái lạc cao hơn – điều tốt đẹp cao nhất của chủ nghĩa vị lợi. Hơn thế, Mill nhấn mạnh rằng các lý tưởng dân chủ có thể dẫn đến sự độc tài của đám đông. Các tiêu chuẩn được đề xuất bởi cuốn sách bao gồm ba tự do căn bản của cá nhân, ba bác bỏ hợp lệ với sự can thiệp của chính quyền, và hai phương châm về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Bàn về tự do đã gây tiếng vang rất lớn và nhận được nhiều sự ủng hộ. Một số người theo chủ nghĩa tự do đã chỉ trích cuốn sách do sự thiếu tiếp nối rõ ràng với Chủ nghĩa vị lợi và sự quá chung chung trong xác định phạm vi trong đó các cá nhân có thể chống lại những xâm phạm của chính phủ vào tự do hành động cá nhân của mình.

Tác phẩm Bàn Về Tự Do của John Stuart Mill đề cập đến khái niệm tự do xã hội như là ranh giới giữa kiểm soát xã hội và độc lập cá nhân. Ông xuất phát từ quan điểm của Wilhelm von Humboldt nhận định rằng: mục tiêu của nhân loại là sự phát triển cao nhất và hài hoà nhất mọi năng lực của con người, và cần có hai điều kiện – tự do và sự đa dạng của các tình huống – để mục tiêu ấy có thể đạt được. Ông đề ra các nguyên lý về quyền tự do nhằm đạt được sự hài hoà trong quan hệ giữa con người cá nhân và cộng đồng xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển.

Sách về triết học
Sách Bàn về tự do – John Stuart Mill

Sự an ủi của triết học

Sự an ủi của triết học một cuốn sách triết học của tác giả Allain De Botton, cuốn sách gồm 6 chương. Mỗi chương là một niềm an ủi về một nỗi buồn: niềm an ủi khi không được yêu thích, niềm an ủi khi không có đủ tiền, niềm an ủi cho nỗi thất vọng, niềm an ủi cho sự thiếu thốn, niềm an ủi cho trái tim tan vỡ, niềm an ủi cho khó khăn. Bằng lối kể chuyện gần gũi, Alain De Botton đã chia sẻ tư tưởng của 6 nhà triết gia vĩ đại và đưa triết học đến với cuộc sống của con người một cách đơn giản để chúng ta sống cuộc đời của chính mình.

Nếu cuộc sống chỉ là một bức tranh màu hồng thì liệu bạn có phải cố gắng để hoàn thiện bản thân và đặt được những mục tiêu của đời mình nữa không. Đời người không thể nào trải qua tất cả mọi chuyện trong sự êm đẹp được, sẽ có những khó khăn và trải nghiệm. Bạn trải nghiệm ít thì bạn sẽ học được ít bài học hơn những người phải vật vã vượt qua khó khăn hàng ngày. Sự thành công nhỏ hơn lớn cũng phụ thuộc vào cái giá mà bạn phải trả. Thế nên trước khi thành công đừng chọn cách cúi đầu với khó khăn, bởi khó khăn là một điều hiển nhiên phải xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Cuộc sống trải qua trong bình lặng, đó chỉ là khi bạn chưa bước chân ra khỏi vùng an toàn.

Sự an ủi của triết học không phải là cuốn sách quá khó để đọc nhưng cũng không dễ dàng để hiểu nếu bạn đọc nó một cách hời hợt. Hãy dành thời gian để cuốn sách này giúp bạn thay đổi góc nhìn kì diệu về nỗi khổ đau trong cuộc đời con người nhé.

Sách về triết học
Sách Sự an ủi của triết học – Allain De Botton

Ý chí quyền lực

Ý Chí Quyền Lực một nổ lực đảo hoán mọi giá trị là cách diễn đạt cho một cuộc chuyển động – ngược dòng. Xét về mặt nguyên tắc và sứ mệnh; một chuyển động sẽ thay thế Chủ nghĩa hư vô ấy ở một tương lai xa xôi nào đó; nhưng cũng xem nó là một bước cần thiết, cả về mặt lí thuyết và tâm lí học, hướng tới thời khắc lai đáo của chính mình, và chắc chắn là có thể đến đến sau nó và từ nó mà thôi. Tại sao bây giờ sự thắng thế của Chủ nghĩa hư vô là không thể tránh khỏi? Vì những giá trị hiện hành nơi chúng ta sẽ đi đến nơi tận cùng của chúng trong Chủ nghĩa hư vô, vì Chủ nghĩa hư vô là hệ quả khả dĩ duy nhất của những giá trị và lý tưởng cao tột nhất của chúng ta, vì thoạt đầu chúng ta phải trải nghiệm. Chủ nghĩa hư vô trước khi nhận ra bản chất hiện thực của “những giá tri” ấy là gì,… Sớm hay muộn, ta sẽ cần đến những giá trị mới mẻ.

“Nơi nào có sinh thể, nơi đó có Ý chí quyền lực; thậm chí trong ý chí của người làm nô ta cũng tìm thấy ý chí muốn làm chủ”.

“Chỉ nơi nào có sự sống, nơi ấy cũng có ý chí: không phải là Ý chí Sự sống, mà ta sẽ nói với ngươi, đó là Ý chí quyền lực!”.

“Có nhiều thứ một sinh thể cho là cao hơn cả bản thân sự sống; nhưng từ nhận định ấy vẫn vang lên tiếng vọng – Ý chí quyền lực!”

Sách về triết học
Sách Ý chí quyền lực – Friedrich Nietzsche

Ý hệ

Ý hệ một cuốn sách về triết học hay của Giáo sư Hawke, là một tác phẩm có kiến giải sâu sắc về những vấn đề ý hệ, nó thuộc về sự phê phán ý hệ và xã hội học về tri thức. Cuốn sách này có thể hữu ích và đáng đọc với các chuyên gia và sinh viên quan tâm đến chủ đề này. Độc giả có thể đọc sách này với hai mục đích cùng lúc: nhìn lại lịch sử thuần túy của ý hệ tại những điểm đáng chú ý của nó và đi xa hơn vào khía cạnh phê phán ý hệ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng học được phương pháp trình bày của tác giả theo một cách nào đó, học được cách lắp ghép các mảnh rời lại với nhau, phân tích và sắp xếp chúng theo trật tự, hoặc lấy một số chi tiết làm những ví dụ điển hình để minh họa cho vấn đề.

Thông qua sáu chương bàn về sáu thời kỳ, chủ đề cơ bản và trường phái tư tưởng khác nhau, tác giả đã tiến hành nghiên cứu những khái niệm về ý hệ và dần dần chứng tỏ chúng là ý thức sai lầm thông qua nguồn tài liệu đa dạng được thu thập và không chỉ giới hạn ở những tư tưởng của các triết gia lớn mà còn mở rộng đến các tác phẩm văn học, điện ảnh, tâm lý học, nhân học, vân vân. Xử lý nguồn tài liệu đồ sộ đến vậy, Ý hệ nhắm đến trình bày sự mở rộng từng bước một của ý hệ để đạt đến hình thức cao nhất của nó, cũng là cấp độ quyền lực cao nhất của nền kinh tế tư bản đương thời trong mối quan hệ tương quan với ký hiệu học hậu hiện đại với tư cách là tư tưởng ý hệ của nó.

Sách về triết học
Sách Ý hệ – Hawke

Các Cơ Sở Của Số Học

Các cơ sở của số học là cuốn sách đầu tiên từ Thư Hiên Dịch Trường, nơi thai nghén sách vở Triết học tầm cao tới độc giả tầm cao. Ngay cả cuốn đầu tiên này cũng đầy chông gai cho bạn đọc.

Các cơ sở của số học được coi là cuốn sách triết học hay của Gottlob Frege. Cuốn sách đại diện cho cuộc thảo luận triết học đầu tiên về khái niệm số trong nền văn minh phương Tây. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến những phát triển trong triết học toán học và bản thể học nói chung. Mối quan tâm chính của Frege là triết học toán học, và tác phẩm Các cơ sở của số học chính là một kiệt tác của ông trong lĩnh vực này. Frege bênh vực cho chủ nghĩa duy tâm của Platon, phản đối chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa duy tâm lí trong triết học toán học. Mục tiêu của ông là dựa trên các tiên đề logic để suy ra tất cả các định luật toán học. Nói cách khác, theo Frege, các định luật toán học đều bắt nguồn từ các quy luật logic. Các quy luật logic hoàn toàn khách quan, còn các hiện tượng tâm lí hoàn toàn chủ quan nên chúng không thể là nền tảng cho toán học được

Frege không đơn thuần là một nhà toán học khi ông đặt ra một câu hỏi theo truyền thống triết học Kant: các chân lý số học là tiên nghiệm hay hậu nghiệm? Chúng là những phán đoán phân tích hay tổng hợp? Lưu ý Frege đang sử dụng các thuật ngữ triết học của Kant, nhưng ông không đồng ý với quan điểm của Kant khi Kant cho rằng các mệnh đề toán học là các mệnh đề tổng hợp tiên nghiệm. Quan điểm của Frege là: các chân lý số học, bắt nguồn từ các tiên đề logic, hoàn toàn mang tính tiên nghiệm và phân tích, nghĩa là chúng không lệ thuộc vào kinh nghiệm, thậm chí chúng còn là nền tảng của kinh nghiệm.

Sách về triết học
Sách Các cơ sở của số học – Frege

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết, chúc bạn có thể tìm được cho mình những cuốn sách phù hợp. Ngoài ra, Thư Hiên Dịch Trường là một hiệu sách nhỏ, đồng thời cũng còn là một thư viện, sở hữu hơn 5,000 tựa sách tiếng Việt, 3,600 tựa sách tiếng Anh và hơn 1,000 tựa sách ngôn ngữ khác, đa dạng thể loại từ sách triết học, văn học, tôn giáo cho đến ngôn ngữ… Thư Hiên rất vui được đón tiếp bạn!

Cập nhật thông tin mới nhất tại Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo