Những cuốn sách từ điển triết học hay giúp bạn học tốt hơn

Như các bạn cũng biết, trong các văn bản triết học có rất nhiều những thuật ngữ chuyên ngành hay những từ mới được tác giả tạo ra để mô tả trường phái, ý nghĩ, tư tưởng của riêng mình. Từ điển triết học một nguồn tư liệu tham khảo vô cùng hữu ích và quan trọng cho những ai muốn tiếp cận, học tập, tìm sâu về triết học hiệu quả. Dưới đây là Top 5 những cuốn từ điển triết học sẽ hay giúp bạn học tốt hơn.

Từ Điển Triết Học Hegel

Tập trung khoảng 100 thuật ngữ chủ đạo trong các triết thuyết của Hegel, cuốn sách sẽ giải thích và trình bày cặn kẽ nguồn gốc cho đến tiến trình phát triển của chúng. Ngay cả những độc giả khó tính nhất cũng sẽ cảm thấy hài lòng trước nỗ lực của soạn giả khi giới thiệu các tư tưởng phức tạp của Hegel – triết gia đỉnh cao trong nền triết học cổ điển Đức – một cách sáng sủa, chặt chẽ và chuẩn xác, đáp ứng được cả những yêu cầu rất cao trong học thuật.
Từ điển triết học Hegel thật sự là một “giáo trình” đặc biệt, giúp ta làm quen dễ dàng với những gì còn mới mẻ, rồi dần thâm nhập vào hệ thống khái niệm với lối tư duy đặc thù của Hegel. Kiên nhẫn “đọc” cuốn từ điển này là một cách học tập hiệu quả, cả trước và sau khi đọc văn bản chính của triết gia này.

tư-dien-triet-hoc
Sách từ điển Triết học Hegel

Từ Điển Triết Học Trung Quốc

Trải qua hàng ngàn năm phát triển, triết học Trung Quốc đã phản ánh tương đối đầy đủ các tính chất sinh hoạt trong xã hội Trung Quốc. Nền triết học này đã đi nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử và đồng thời cũng không ngừng bổ sung, sáng tạo những học thuyết, tư tưởng mới về thế giới quan, nhân sinh quan hay các học thuyết chính trị – xã hội, đạo đức..Tất cả đều là những giá trị lớn lao đối với sự phát triển của tư tưởng nhân loại, đồng thời cũng cho thấy cái chất riêng vô cùng đặc biệt trong triết học của Trung Quốc.
Cuốn Từ điển triết học Trung Quốc biên soạn bởi PGS TS Doãn Chính đã được Nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng về triết học Trung Quốc. Là một công trình nghiên cứu công phu, tập trung giải nghĩa các nội dung tư tưởng, trào lưu triết học qua hệ thống thuật ngữ, khái niệm theo trình tự từ thời cổ đại đến cận đại qua các văn bản cổ có tính kinh điển. Cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho nhu cầu học tập hay nghiên cứu về hệ thống và những giá trị sâu sắc trong triết học Trung Quốc.

tư-dien-triet-hoc
Sách từ điển Triết học Trung Quốc

Từ Điển Triết Học Habermas

Jurgen Habermas là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng lớn của thời đại chúng ta, mang tư tưởng độc lập về “dự án tính hiện đại” ở những thời kỳ hậu hiện đại. Từ điển Triết Học Habermas sẽ hướng dẫn tới các độc giả những tiện dụng để bước chân vào nhiều công trình triết học, xã hội, chính trị học, pháp luật đến lý thuyết về văn hóa của ông. Đây là cuốn sách rất hay để tham khảo, nó sẽ giúp bạn tiếp cận những lý thuyết xã hội quan trọng nhất đương đại. Tác giả Andrew Edgar là một giảng viên cấp cao về triết học tại Đại học Cardiff. Ông là tác giả của cuốn Triết học Habermas / The Philosophy of Habermas (Acumen, 2005) và cuốn Những khái niệm then chốt / Cultural Theory: The Key Concepts (đồng tác giả với Peter Sedgwick, Routledge, 1999).

tư-dien-triet-hoc
Sách từ điển triết học Habermas

Từ Điển Triết Học Kant

Cuốn sách này là dịch phẩm của một tập thể yêu triết học. Trong đó là những tập hợp, giới thiệu và giải nghĩa những thuật ngữ được dùng trong Triết học Kant, mang đến một bản sơ lược về khung khái niệm nền tảng của triết học cổ Đức.
Điểm đặc biệt ở bộ từ điển này là ở mỗi mục từ sẽ được gắn với một danh sách các thuật ngữ liên quan, điều này tạo nên một mạng lưới, giúp bạn đọc đạt được trọn vẹn các tầng ý nghĩa. Qua tác phẩm này chúng ta sẽ thấy được vị trí then chốt của Kant giữa những truyền thống và thời kỳ hiện đại, đó cũng là lý do triết học Kant gây một ảnh hưởng vô cùng to lớn và hầu như không thể tát cạn cho những nền văn hóa hiện đại.
Từ Điển Triết Học (NXB Tiến Bộ 1986) – Nhiều Tác Giả, 720 Trang
Các mục từ trong cuốn từ điển này sẽ được sắp xếp theo thứ tự vần và chữ cái, đối với danh từ, khái niệm hay thuật ngữ sẽ bắt đầu bằng các loại từ như đạo, phép, phái, thuyết, tính,.. và phần lớn, khi sắp xếp, tác giả sẽ để chúng trong ngoặc vuông cuối mỗi mục. Ví dụ như: cộng sản [Chủ nghĩa], Hêghen [Phái], Nhân quả [Tính],… Khi gặp danh từ, khái niệm được xếp kiểu chữ nghiêng có nghĩa là sẽ có mục riêng để nói về khái niệm đó mà người đọc có thể tìm thấy ngay trong cuốn từ điển này.

tư-dien-triet-hoc
Sách từ điển triết học Kant

Từ Điển Triết Học (NXB Tiến Bộ 1986)

Các mục từ trong cuốn từ điển này sẽ được sắp xếp theo thứ tự vần và chữ cái, đối với danh từ, khái niệm hay thuật ngữ sẽ bắt đầu bằng các loại từ như đạo, phép, phái, thuyết, tính,.. và phần lớn, khi sắp xếp, tác giả sẽ để chúng trong ngoặc vuông cuối mỗi mục. Ví dụ như: cộng sản [Chủ nghĩa], Hêghen [Phái], Nhân quả [Tính],.. Khi gặp danh từ, khái niệm được xếp kiểu chữ nghiêng có nghĩa là sẽ có mục riêng để nói về khái niệm đó mà người đọc có thể tìm thấy ngay trong cuốn từ điển này.

tư-dien-triet-hoc
Từ điển triết học – NXB Tiến Bộ – Sự Thật 1986

Kết luận
Một cuốn từ điển triết học tốt sẽ là một công cụ vô giá để các bạn có thể hiểu và tự nghiền ngẫm khi đọc các tác phẩm triết học. Tính năng độc đáo của một cuốn từ điển là giúp người học tìm được ý nghĩa của một từ mà bạn chưa biết cùng với các trường hợp cụ thể để sử dụng nó, giúp bạn có thể hiểu chúng một cách sâu sắc hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm được một cuốn từ điển triết học hay, phù hợp nhất với mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, Thư Hiên Dịch Trường chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo