J.Krishnamurti, (1895 – 1986) là một tác giả và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề chính bao gồm: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu. Ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian là một cuốn tiểu luận triết học quan trọng của ông được viết vào năm 1964, Thư Hiên Dịch Trường mời các bạn đón đọc!
Tổng quan về sách Ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian
J.Krishnamurti (1895 – 1986) đã viết Ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian. Ông là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Là một hiền nhân, triết gia và tư tưởng gia, ông soi sáng cuộc sống của hàng triệu người khắp thế giới: những người trí thức và những người bình thường, cả người già lẫn người trẻ. Từ đầu những năm 1920 đến năm 1986, Krishnamurti đã đi khắp thế giới cho đến cuối đời lúc 91 tuổi, tổ chức những buổi nói chuyện, những cuộc thảo luận, viết sách. Những lời dạy của ông liên hệ tất cả chúng ta trong cuộc sống hằng ngày: những vấn đề khi đang sống trong xã hội hiện đại với sự tìm kiếm của cá nhân để được an toàn và hạnh phúc, để tự do giải thoát khỏi những gánh nặng trong tâm lý của tính tham lam, bạo lực, sợ hãi và sự đau khổ.
“Điều quan trọng là mỗi người nên nhận hiểu chín chắn đối tượng của công cuộc tìm kiếm nội tâm mình. “Tìm kiếm” đối với nhiều người. thường mang một giá trị phi thường. Ngoài cái nghĩa lý tự điển của danh từ này, hành động “tìm kiếm” ngụ ý về một sự vận hành từ vòng ngoài vào trung tâm. Bản chất của cuộc thâm nhập vào bên trong ấy tùy thuộc vào ở các tính khí, ở những cưỡng chế cùng những áp lực xã hội, ở những tai ương cùng những khổ nạn của đời sống, ở vô số những cố gắng kéo theo kinh nghiệm về cuộc sống. Tất cả những động lực, yếu tố đó bắt buộc phải “tìm kiếm”. Nếu không có những áp lực, những tai ương cùng những khổ nạn, tôi tự hỏi không biết trong chúng ta có mấy người chịu nghĩ đến việc thực hiện công cuộc tìm kiếm nội tâm.
Một trong những việc quan trọng hơn hết chúng ta nên thực hiện và làm sáng tỏ tâm thức, là trút bỏ trống rỗng hết mọi kinh nghiệm và tư tưởng, để cho tâm thức trở nên mới mẻ, tươi nhuận, vô tư vô nhiễm, vì chỉ có tâm thức vô tư mới khám phá ra trong tự do sự thật được…”
Mục lục sách Ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian
Sách gồm có 210 trang và được chia thành 10 phần nhỏ.
Nhận xét về sách
Cuộc sống và những lời dạy của J.Krishnamurti trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại. Ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian không dựa vào những hiểu biết thuộc sách vở và kinh điển nhưng dựa vào sự thấu triệt về tình trạng bị điều kiện của con người và quan điểm của ông về sự thiêng liêng. Ông không trình bày bất kỳ “triết thuyết” nào, trái lại nói về những sự việc liên hệ với tất cả chúng ta trong cuộc sống hằng ngày: những vấn đề khi đang sống trong xã hội hiện đại với sự phân hoá và bạo lực của nó, sự tìm kiếm của cá nhân để có an toàn và hạnh phúc, và sự đòi hỏi của con người để được tự do khỏi những gánh nặng tâm lý của tham lam, bạo lực, sợ hãi và đau khổ.
Cập nhật thông tin mới nhất tại Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường
Nguyễn Hoàng Việt (xác minh chủ tài khoản) –
Rất hay