Từ cuộc khủng hoảng này (Covid-19), chúng ta có thể trở nên tốt hơn hoặc tệ đi. Ta có thể trượt dài về sau, hoặc có thể tạo ra điều gì đó mới mẻ. Hiện tại, điều ta cần là cơ hội để thay đổi và tạo không gian cho những điều mới. Hãy cùng ước mơ!
Về tác giả: Đức giáo hoàng Phanxicô
Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: Hãy cùng ước mơ trong giai đoạn Covid-19 là nỗi ám ảnh của cả thế giới.
Ngài tên thật là Jorge Mario Bergoglio. Ngài sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936, tại Buenos Aires, Argentina.
Tuy có bằng thạc sĩ hóa học, ngài đã quyết định không gắn bó với chuyên môn này mà muốn trở thành một linh mục. Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ngài vào nhà tập dòng Tên ở Cordoba. Tại đó, thầy Bergoglio đã có hai năm làm thực tập tông đồ tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe và Salvador ở Buenos Aires.
Sau đó, từ năm 1967 đến năm 1970, thầy Bergoglio học thần học tại chủng viện San Miguel để rồi chịu chức linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969.
Sau đó cha Bergoglio từng lãnh chức vụ: Giám tập, rồi Giám tỉnh dòng Tên tại Argentina khi mới 36 tuổi.
Các cột mốc quan trọng trong hành trình của cha Bergoglio:
- Ngày 28 tháng 2 năm 1998: nhận chức vụ Tổng Giám Mục Buenos Aires.
- Ngày 21 tháng 02 năm 2001: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y cho ngài.
Sau cái chết của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Bergoglio đã được nhiều người coi là một ứng viên sáng giá cho ngôi Giáo Hoàng vào năm 2005.
Sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ chức, Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, danh hiệu là Phanxicô.
Tổng quan về sách Hãy cùng ước mơ
Hãy cùng ước mơ: Hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại được dịch từ nguyên tác Let us dream: The Path to a Better Future.
Quyển sách này được viết trong thời gian phong tỏa kéo dài do đại dịch COVID-19. Vi rút thường là một nguyên nhân gây bệnh, nhưng lần này, COVID-19 làm cho cả thế giới phát bệnh, không chỉ về mặt y tế mà ngay cả mặt kinh tế, xã hội và mối quan hệ giữa con người với nhau đều tê liệt. Câu hỏi đặt ra là, điều gì có thể giúp ta vượt qua khủng hoảng kế tiếp, nếu điều đó xảy ra?
Với bố cục được chia làm ba “thời” rõ ràng: quan sát, lựa chọn, và hành động, trong Hãy cùng ước mơ Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chỉ ra vô vàn thách thức mà nhân loại sẽ phải đối mặt trong tương lai, vì nó mà chúng ta có thể trở nên tốt đẹp hơn hoặc tụt hẳn lại phía sau. Ngài cảnh báo ta về những vách đá đầy rẫy hiểm nguy, song vẫn tiếp tục đồng hành và thắp lên ngọn đuốc soi sáng con đường phía trước. Đồng thời, ngài đề xuất mỗi người nên có lối tư duy mới và xác định những hành động khác biệt mà ta có thể thực hiện, để góp phần thay đổi tương lai thế giới.
Đây là thời điểm để ta mơ lớn, để suy nghĩ lại các giá trị ưu tiên, những điều ta coi trọng, mong muốn và kiếm tìm. Một điều ta có thể tin tưởng: cùng ước mơ và ra sức biến ước mơ thành hiện thực sẽ là chiếc cầu đưa chính ta và toàn nhân loại tới tương lai tốt đẹp hơn bao giờ hết. Hãy cùng ước mơ!
Trích đoạn sách Hãy cùng ước mơ
“Thiên Chúa đã trao cho chúng ta đất đai để cày cấy và gìn giữ. Công việc là điều kiện cơ bản để chúng ta giữ phẩm giá và hạnh phúc của mình. Lao động không phải đặc quyền của riêng người được tuyển dụng hay người sử dụng lao động, mà là quyền và nghĩa vụ đối với mọi người nam và nữ.”
“Không phải chỉ vì có lý do chính đáng mà một việc trở nên đúng đắn. Nhưng khi nhân loại tiến hóa, ý thức đạo đức của chúng ta cũng phát triển. Lịch sử là những gì đã diễn ra, không phải những gì ta muốn, và khi cố gắng phụ linh nó tấm chăn ý thức hệ, ta càng khó thấy mình cần thay đổi những gì trong hiện tại để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.”
“Có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi: Giờ đây tôi phải làm gì? Tôi mơ cuộc đời mình ở đâu? Tôi sẽ làm gì với ước mơ của mình?
Có hai từ xuất hiện trong tâm trí tôi: “rời bỏ (vị trí trung tâm)” và “tốt hơn”.
Hãy nhìn xem bạn nên đặt mình ở vị trí trung tâm nào, và rời khỏi đó. Việc cần làm là mở tung cửa lớn và cửa sổ, rồi bước ra ngoài. Hãy nhớ những gì tôi đã nói lúc đầu về nguy cơ bị sa vào các kiểu suy nghĩ và hành động giống nhau. Chúng ta cần tránh sự cám dỗ của việc tập trung vào mình.
Một cuộc khủng hoảng buộc bạn phải di chuyển, nhưng một người có thể di chuyển mà không đi đâu hết. Trong thời gian phong tỏa, rất nhiều người trong chúng ta rời nhà để mua sắm vật dụng cần thiết hay đi loanh quanh cho giãn gân giãn cốt. Nhưng sau đó chúng ta trở lại nơi ta đã ở và con người ta đã từng, như một du khách ghé thăm các bãi biển hay vùng núi trong một tuần thư giãn, nhưng rồi lại quay về với lịch trình ngột ngạt của mình. Người đó đã di chuyển, nhưng hướng tới mục bên, chỉ để trở lại điểm khởi đầu.”
Mục lục sách Hãy cùng ước mơ
Lời mở đầu
Phần 1: Thời để quan sát
Phần 2: Thời để lựa chọn
Phần 3: Thời để hành động
Lời bạt
Tái bút bởi Austen Ivereigh
Về tác giả
Nhận xét về sách Hãy cùng ước mơ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu quyển sách Hãy cùng ước mơ bằng cách khám phá xem cuộc khủng hoảng này có thể dạy chúng ta điều gì về cách xử lý những biến động dưới bất kỳ hình thức nào trong cuộc sống của chúng ta và thế giới nói chung. Với sự thẳng thắn chưa từng có, ngài tiết lộ ba cuộc khủng hoảng trong đời mình đã thay đổi bản ngài cách nào để trở nên tốt hơn. Ngài chỉ ra rằng, về bản chất, khủng hoảng đưa ra chúng ta đến sự lựa chọn. Hoặc chúng ta mắc sai lầm nghiêm trọng nếu cố gắng quay trở lại trạng thái trước khủng hoảng. Hoặc nếu chúng ta có can đảm để thay đổi, chúng ta có thể vượt qua khủng hoảng tốt hơn trước.
Trong phần sau của Hãy cùng ước mơ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra lời phê bình gay gắt về các hệ thống và ý thức hệ đã âm mưu tạo ra cuộc khủng hoảng hiện nay. Từ nền kinh tế toàn cầu bị ám ảnh bởi lợi nhuận và không quan tâm đến người dân, môi trường mà nó gây hại, cho đến các chính trị gia kích động sự sợ hãi của người dân và sử dụng nó để gia tăng quyền lực của chính họ bằng chi phí của người dân của họ. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng nhiệm vụ đầu tiên của Cơ đốc nhân là phục vụ người khác, đặc biệt là những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, giống như Chúa Jesus đã làm.
Cuối cùng, ngài đưa ra một kế hoạch đầy cảm hứng và thiết thực để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho toàn thể nhân loại bằng cách đặt người nghèo và hành tinh này vào trung tâm của tư duy mới. Đối với kế hoạch này, ngài không chỉ dựa vào các nguồn lực thiêng liêng mà còn dựa trên những phát hiện mới nhất từ các nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà hoạt động nổi tiếng và các nhà tư tưởng khác. Tuy nhiên, thay vì chỉ đơn giản là đưa ra các đơn thuốc, ngài cho thấy cách những người bình thường hành động cùng nhau, bất chấp sự khác biệt để có thể khám phá ra những khả năng không lường trước được. Hãy cùng ước mơ!
Lê Trọng Tường Uyên (xác minh chủ tài khoản) –
Sách được viết một cách dễ hiểu, và nó sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng tốt để khám phá các chủ đề sâu hơn
Nguyễn Quốc Dũng (xác minh chủ tài khoản) –
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để đọc, tôi khuyên bạn nên chọn một cuốn sách triết học
Chí Hiếu (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Đỗ Khánh (xác minh chủ tài khoản) –
Sách được viết một cách dễ hiểu, và nó sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng tốt để khám phá các chủ đề sâu hơn
nguyenvankhang307@gmail.com (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
Châu Thanh Thư (xác minh chủ tài khoản) –
Sách sẽ bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân
Hạnh Nguyên (xác minh chủ tài khoản) –
Một cuốn sách triết học hay
Nguyễn Hữu Sơn Nam (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
Lê văn Châu (xác minh chủ tài khoản) –
Sách được viết một cách dễ hiểu, và nó sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng tốt để khám phá các chủ đề sâu hơn
Hạnh Nguyên (xác minh chủ tài khoản) –
Sách rất hay
Trần Tường Vân (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá
Khiết An (xác minh chủ tài khoản) –
Rất hay
Trần Nhật Minh, Nguyễn Thanh Hằng, Vĩnh Bình, Ngọc My, Minh Anh, Thanh Trúc, Nguyễn Thảo, Nguyễn Hồ, Minh Khôi, Nguyễn Ngọc, Thanh Tâm, Hồ Cao, Mỹ Diệp, Băng Trần (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá, văn phong gần gũi dễ hiểu