Tổng quan sách Phật học phổ thông

Sách Phật học phổ thông của Thích Thiện Hoa là bộ sách dành cho các phật tử và những người mới bắt đầu tìm hiểu về Phật Giáo. Bộ sách giúp bạn hiểu rõ cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và những lời nói của Đức Phật. Bộ sách này sẽ là gốc giúp bạn hiểu và đi sâu hơn trong việc tìm hiểu về Phật giáo.

Giới thiệu sách Phật học phổ thông quyển 1

Sách Phật học phổ thông là bộ sách phật giáo căn bản do Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa chủ trương biên soạn hoàn chỉnh, hệ thống hóa từ thấp đến cao… là kim chỉ nam trên bước đường nghiên cứu, tu học cho những người con Phật xuất gia và tại gia. Bằng phương pháp khoa học, diễn đạt lời văn bình dị, dễ hiểu thể hiện tính thiệu dụng, kết hợp cơ lý nhà Phật. Bộ sách hàm chứa cả giáo lý ngũ thừa, nhằm mở rộng thiện duyên cho các tầng lớp nhân sinh hữu duyên dễ cảm nhận, lĩnh hội… từng bước tiến tu đạt kết quả an vui trong Chánh pháp.

Phật học phổ thông ra đời gần 70 năm, đến nay vẫn là bộ sách làm hài lòng hầu hết người tham cứu học tập và vẫn chưa có bộ giáo khoa Phật học nào khả dĩ thay thế được. Điều đó, những tưởng đã là một lời giới thiệu huy hoàng cho công trình dày công của Hòa thượng Thích Thiện Hoa.

Bộ sách Phật Học Phổ Thông gồm 3 quyển với 12 khóa. Ba quyển chứa đựng “căn bản giáo lý, hiểu biết Phật Pháp từ thấp đến cao, lấy Ngũ thừa Phật giáo làm nền tảng” (trích Lời nói đầu), nếu chỉ dùng một bài viết để giới thiệu hết thảy 3 quyển thì thật khó để diễn đạt hết ý mà người đọc cũng khó cảm nhận hết tinh ba. Trong bài viết này, Thư Hiên sẽ giới thiệu đến quý độc giả quyển đầu tiên trong bộ Phật Học Phổ Thông.

Phat-hoc-pho-thong
Sách Phật Học Phổ Thông

Mục lục sách

LỜI NÓI ĐẦU

Bài thứ 1: ÐẠO PHẬT

Bài thứ 2: LƯỢC SỬ ÐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Bài thứ 3: LƯỢC SỬ ÐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI (tiếp theo)

Bài thứ 4: QUY Y TAM BẢO

Bài thứ 5: NGŨ GIỚI

Bài thứ 6: SÁM HỐI

Bài thứ 7: THỜ PHẬT, LẠY PHẬT, CÚNG PHẬT

Bài thứ 8: TỤNG KINH, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT

Bài thứ 9: ĂN CHAY

Bài thứ 10: BÁT QUAN TRAI GIỚI

Khóa II: THIÊN THỪA PHẬT GIÁO

Bài thứ 1: BỔN PHẬN CỦA PHẬT TỬ TẠI GIA

Bài thứ 2: VU LAN BỒN

Bài thứ 3: VÔ THƯỜNG

Bài thứ 4: THIỂU DỤC VÀ TRI TÚC

Bài thứ 5: NHÂN QUẢ

Bài thứ 6: LUÂN HỒI

Bài thứ 7: THẬP THIỆN NGHIỆP

Bài thứ 8: TỨ NHIẾP PHÁP

Bài thứ 9: LỤC HÒA

Bài thứ 10: TỊNH ÐỘ

Bài thứ 11: LƯỢC SỬ ÐỨC PHẬT A DI ÐÀ VÀ 48 ÐẠI NGUYỆN

Khóa III: THANH VĂN THỪA PHẬT GIÁO

Bài thứ 1: KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ TỨ DIỆU ÐẾ

Bài thứ 2: KHỔ ÐẾ

Bài thứ 3: TẬP ÐẾ

Bài thứ 4: DIỆT ÐẾ

Bài thứ 5: ÐẠO ÐẾ

Bài thứ 6: TỨ CHÁNH CẦN

Bài thứ 7: TỨ NHƯ Ý TÚC

Bài thứ 8: NGŨ CĂN NGŨ LỰC

Bài thứ 9: THẤT BỒ ÐỀ PHẦN

Bài thứ 10: BÁT CHÁNH ÐẠO

Khóa IV: DUYÊN GIÁC VÀ BỒ TÁT THỪA PHẬT GIÁO

LỜI CHỈ DẪN TỔNG QUÁT

Bài thứ 1: QUÁN SỔ TỨC

Bài thứ 2: QUÁN BẤT TỊNH

Bài thứ 3: QUÁN TỪ BI

Bài thứ 4: QUÁN NHÂN DUYÊN

Bài thứ 5: QUÁN GIỚI PHÂN BIỆT

Bài thứ 6: LỤC ÐỘ – BỐ THÍ BA LA MẬT & TRÌ GIỚI BA LA MẬT

Bài thứ 7: LỤC ÐỘ tiếp theo – TINH TẤN BA LA MẬT & NHẪN NHỤC BA LA MẬT

Bài thứ 8: LỤC ÐỘ tiếp theo – THIỀN ĐỊNH BA LA MẬT & TRÍ HUỆ BA LA MẬT

Bài thứ 9: BỐN MÓN TÂM VÔ LƯỢNG

Bài thứ 10: NGŨ MINH

Tổng quan về sách Phật Học Phổ Thông

Phật Học Phổ Thông quyển 1 theo nhận định chủ quan của chúng tôi là cuốn sách đầu tiên nên đọc nếu bạn bước đầu muốn tìm hiểu về Đạo Phật. Khi bước đầu tiên đã vững vàng thì việc bước những bước tiếp theo sẽ không khó. Còn khi căn bản, nền tảng không vững thì khi chúng ta đọc một quyển sách nào đó, nghe một vì Giảng sư nào đó… giảng có những điểm có phần sai lạc, hay dễ gây hiểu lầm… thì chắc chắn bạn sẽ hoang mang.

Có một điểm mà chúng tôi thiển nghĩ không kém phần quan trọng là bộ Phật Học Phổ Thông quá dày, ngay quyển Một đã 654 trang. Mà tâm lý số đông cầm một cuốn sách dày quá thường ngán, chưa kể lý do tế nhị là tài chánh (vì nhà sách chỉ bán trọn bộ). Nên qua bài viết này, rất mong quý Phật tử có tài chánh mạnh, quý Cấp Cô Độc Phật giáo lưu tâm và phát tâm in ấn Bộ sách dưới một phiên bản mới, một Khóa in một quyển hay chỉ trích xuất những giáo lý căn bản nhất dành cho Phật tử sơ cơ để in một tập riêng. Có những vậy thì sách dễ đến với mọi người mà giáo lý cũng dễ dàng phổ cập sâu rộng đến quần chúng Phật tửChúng tôi nghĩ dù in với phiên bản nào, bìa sách có thay đổi thế nào, chỉ cần tên sách là Phật Học Phổ Thông gắn với tác giả là Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa thì đã là một bảo chứng cho giá trị của đầu sách. Làm được việc này chính là chúng ta đang tiếp nối tâm nguyện một đời của Cố Hòa thượng vậy.

Chúng tôi xin mượn lời của Cố Hòa thượng trong Lời nói đầu bộ sách để khép lại bài viết trong sự tin tưởng nay mai sẽ có một vị chung tay cho công việc nêu trên: “Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu những vị nhiệt tâm vì đạo, từ quý vị Đại đức Tăng-già cho đến các hàng Cư sĩ, kẻ công người của tiếp sức với chúng tôi (hoặc giúp sáng kiến, tài liệu hay tài chánh), cùng nhau xây dựng cho hoàn bị một chương trình Hoằng pháp ở nước nhà, hầu bổ cứu những khuyết điểm và dẹp bỏ những tình tệ trong Đạo Phật từ trước đến nay”.

Phat-hoc-pho-thong

Trích đoạn hay

Sự Lợi ích Của Ðạo Phật

1. Học Phật: Ðức Phật mặc dù là một đấng xuất phàm, thông minh xuất thế, nhưng khi xuất gia Ngài cũng phải học hỏi đêm ngày, hao tốn sức biết bao nhiêu, mới phát huy ra được cái giáo lý nhiệm mầu để lại cho chúng ta. Vậy chúng ta muốn trở thành một Phật tử chân chính thì trước tiên là phải học hỏi như Phật. Chúng ta không chỉ học trong giáo lý của Ngài mà còn học qua đời sống, đức hạnh, hành vi của đời Ngài nữa.
2. Hành theo Phật: Nhưng học mà không tập, không hành, thì chẳng khác gì cái đãy đựng sách, chữ nghĩa kinh sách chất chứa thật nhiều, mà chẳng có ích lợi gì cả. Vậy nên học phải đi đôi với hành. Chúng ta phải cố gắng thực hành cho được những điều đã học, làm cho được những điều mình thấy là hay là phải. Phật đã làm gì, chúng ta phải tập làm lại; Phật đã có những đức tánh Từ, Bi, Hỷ, Xả, Hoan Hỷ, Tinh Tấn, Thanh Tịnh…chúng ta cũng cố gắng
thực hiện cho được những đức tánh ấy.
Có như thế, mới khỏi hổ với hai tiếng Phật tử và mới gọi là đền đáp trong muôn một, ân đức sâu dày của đức Từ Phụ Thích Ca.

HT. Thích Thiện Hoa

Chúng Ta Nên Phát Tâm Rộng Lớn Và Mạnh Mẽ

Chúng ta đã được biết qua đời sống của Ðức Phật từ khi sơ sinh cho đến thành đạo. Bài học của đời Ngài dạy cho chúng ta nhiều ý nghĩa, nhiều phương diện quý báu.
Nhưng điều quý báu nhất đối với những kẻ sơ cơ như chúng ta là phải phát tâm Bồ Ðề rộng lớn, nguyện vì đời, vì đồng bào, đồng loại mà tu hành, chứ không phải chỉ vì lợi ích riêng cho mỗi cá nhân chúng ta.
Chúng ta lại phải phát tâm dõng mãnh, tích cực trong sự tu hành; một khi vào đường đạo, thì dù gặp nguy nan, hiểm trở khó khăn cũng nhất quyết không thối lui quay gót. Chúng ta phải tập cho được cái đức kiên chí như Ðức Phật khi ngồi thiền định dưới gốc Bồ Ðề.
Ðược như vậy mới xứng đáng là “chân chánh Phật tử”.

HT. Thích Thiện Hoa

Tham khảo: Sách Phật giáo hay

Thư Hiên xin cám ơn quý đọc giả đã giành thời gian đọc hết bài viết.

Thư Hiên Dịch Trường cũng còn là một hiệu sách, đồng thời cũng là thư viện, sở hữu hơn 5,000 tựa sách tiếng Việt, 3,600 tựa sách tiếng Anh và hơn 1,000 tựa sách ngôn ngữ khác, đa dạng thể loại từ sách triết học, văn học, tôn giáo cho đến ngôn ngữ… Chúng tôi rất vui được đón tiếp bạn!

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Tháp S6, The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0938336918

Email: thuhiendichtruong@gmail.com

Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo