External Talk: Tâm lý học đám đông – TS. Dương Ngọc Dũng

Mỗi cá nhân con người luôn có những phẩm chất đạo đức, những suy nghĩ và hành động riêng biệt, điều này tạo nên giá trị và đặc trưng nhận dạng ở mỗi con người. Theo nghiên cứu, nếu như con người chỉ đứng riêng biệt một mình thì họ vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp đó, vậy sẽ ra sao nếu đặt họ vào trong một đám đông đang cuồng loạn, liệu rằng họ sẽ vẫn giữ được sự bình tĩnh thường ngày hay sẽ đánh mất lý trí trong phút chốc?

Tâm lý học đám đông là một hiệu ứng tâm lý mang tính dây chuyền, số lượng người tham gia càng nhiều thì kết quả của hiệu ứng càng lớn.Những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, hành động theo bản năng, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể trạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.

Bất cứ một hiệu ứng tâm lý nào cũng đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực.

Đầu tiên nói về mặt tích cực: khi có một việc làm tốt nào đó được lan truyền tích cực trong cuộc sống hoặc trên các trang mạng xã hội thì chúng ta có thể thấy được sự hưởng ứng của cộng đồng mạng rất cao, nó tạo nên một sự gắn kết tạm thời và chính điều đó đôi khi đã giúp đỡ một con người vượt qua khó khăn.

Về mặt tiêu cực: nếu một sự việc bị đẩy đi quá xa, đám đông có thể bị chi phối bởi sự sai lệch, gây nên những hậu quả lớn, thậm chí có thể giết chết một con người theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, những cuộc bạo loạn trên thế giới nguyên nhân một phần cũng từ hiệu ứng tâm lý đám đông này.

Mời bạn xem buổi nói chuyện này qua:

Facebook: https://fb.watch/em6I_rVUn3/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo