Top 8 cuốn sách ảnh ấn hay bạn không nên bỏ lỡ

Bạn có niềm đam mê đọc sách nhưng không biết chọn sách gì để đọc. Trong bài viết này Thư Hiên Dịch Trường muốn giới thiệu đến quý độc giả 8 cuốn sách ảnh ấn (ấn phẩm) hay không nên bỏ lỡ. Kính mời quý độc giả cùng đón đọc.

Phân tâm học về tình yêu

Phân Tâm Học Về Tình Yêu của tác giả Erich Fromm là một cuốn sách ảnh ấn (ấn phẩm) do dịch giả Thụ Nhân phiên dịch, được nhà xuất bản Nhị Nùng ấn hành năm 1969. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, nguyên bìa gáy, được bao bọc cẩn thận. Ruột sách không mất trang, chữ rõ không nhòe. Sách gồm có 210 trang. Quyển sách này được dịch ra 18 thứ tiếng và được đọc giả rất đón nhận.

Phân tâm học về tình yêu là một tác phẩm đi sâu vào phân tích cặn kẽ về tình yêu và đưa ra lời giải đáp cho sự tồn tại và những nhu cầu sâu xa nhất của con người, vượt qua sự chia cách để rời khỏi ngục tù cô độc của mình, để có được “sự hòa giải bằng tình yêu”; Fromm phân tích những sắc thái khác nhau của tình yêu dựa trên từng đối tượng của chúng. Ông đã gọi tên và thiết lập cái năng lực yêu của con người bằng cái được gọi là “ái lực cuộc sống”.

Phân tâm học về tình yêu sẽ bàn về nghệ thuật yêu cũng như bàn về mọi khía cạnh của tình yêu từ tình yêu lãng mạng nhiều ảo tưởng sai lầm tới tình cha mẹ con cái, tình anh em, tình nhân loại, tình yêu nhục dục, ái ngã và tình yêu mến thượng đế.

Nghệ thuật yêu hay phân tâm học về tình yêu là cuốn sách gối đầu cho các bạn trẻ đang độ yêu, các đôi tình nhân, các bạn đã hứa hôn, những đôi vợ chồng trẻ, các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh. Không những thế đây là cuốn sách nổi tiếp khắp năm châu và đã được dịch ra 18 thứ tiếng.

Với sứ mạng gìn giữ và phát huy những tác phẩm xưa cũ có nguy cơ bị mai một theo thời gian. Cùng với tâm huyết và sự nổ lực không ngừng nghỉ để mang những tác phẩm thật sự chất lượng về nội dung và lưu truyền những giá trị tốt đẹp của sách xưa đến với bạn đọc. Chúng tôi tin chắc rằng tác phẩm này là một sự trải nghiệm tuyệt vời, và là tác phẩm có giá trị trong tủ sách của bạn.

phan-tam-hoc-ve-tinh-yeu

Trà Đạo Tiểu Luận

Trà Đạo Tiểu Luận là nghệ thuật che giấu cái đẹp mà người ta có thể khám phá ra được và gợi ra những điều mà tự mình không dám tiết lộ. Nó là cái pháp ảo diệu cao quý tự cười mình, tuy bình tĩnh nhưng rất đáo để và cũng vì thế mà nó chính là “u mặc” cái cười của triết học…

Nhưng nếu chúng ta nhận thấy chén vui của nhân gian bé nhỏ như thế nào, mau chóng tràn đầy nước mắt thế nào và cả trong cơn khát vọng cái “vô biên vô hạn”, chúng ta đã dễ dàng uống cạn chén trà như thế nào, thì chắc chắn chúng ta sẽ không tự trách mình bày vẽ lắm chuyện vì chén trà Nhân loại sẽ tồi tệ hơn.

Trà Đạo Tiểu Luận là một nét đẹp đã góp phấn làm nên diện mạo cho văn hóa truyền thống Nhật Bản. 100 năm đã qua kể từ lần xuất bản đầu tiên song tác phẩm Trà Đạo của Kakuzo Okakura vẫn được đánh giá là một trong những cuốn sách hàng đầu giúp bạn bè thế giới hiểu Trà đạo và thông qua Trà đạo, hiểu cốt tủy nền văn hóa Nhật Bản.

Nội dung tác phẩm Trà Đạo Tiểu Luận của Okakura Kakuzo xoay quanh bảy điểm chính yếu của trà luận Nhật Bản như Chén trà nhân loại, Các trường phái Trà đạo, Đạo Lão và Thiền tông, Trà thất, Hoa pháp, Trà nhân. Với nội dung sâu sắc và đầy chất gợi cảm, nó giống như một sự khám phá và hiểu sâu hơn về Phương Đông, về cái lõi của những nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cuốn sách sẽ đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc và những rung động riêng cùa chính mình.

tra-dao-tieu-luan
Sách triết học Trà Đào Tiểu Luận

Ý Nghĩa Về Sự Chết Đau Khổ Và Thời Gian

Ấn phẩm Ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian của tác giả Krishnamurti sách do dịch giả Nguyễn Minh Tâm phiên dịch, được nhà xuất bản An Tiêm ấn hành lần thứ nhất năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Thư Hiên Dịch Trường có tình trạng đẹp hoàn hảo, sách dày 210 trang, lõi sách chắc chắn.

Hãy cứ thảnh thơi và buông mình theo ý niệm chết, khổ đau, chúng ta mới có sự sống đích thực, một sự sống hiện sinh. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn, khi tự tay chúng ta buông thả những ham muốn vị kỉ, những dục vọng thoán quyền, những đam mê vô ích; hướng ánh mắt vốn bị ngàu đỏ bởi tham vọng đến thế giới của trẻ thơ, hồn nhiên bước tiếp trên mũi gai mà cuộc đời bày sẵn nhằm ghì xéo và răn đe con người. Chỉ khi chúng ta thấy rằng, sự chết là phạm trù có ý nghĩa và khổ đau là điều tất yếu cần phải giành một vị trí ngang hàng, thậm chí ưu tiên so với hạnh phúc, thì khi ấy, có lẽ, chúng ta sẽ sống lương thiện và cao cả hơn. Những vần thơ mà chúng ta xướng lên sẽ thay thế những thanh kiếm cuồng nhiệt khát máu, những con chữ chuyển tải dòng máu thiên lương sẽ khỏa lấp và thay thế tiếng ai oán, hờn căm, cùng những “giấc mộng” bá chủ.

Thế còn thời gian? Thời gian là trung giới và là biểu tượng nối liền giữa hai bờ sự sống – cái chết. Thời gian không tác động trực tiếp tới lựa chọn giữa sự sống và phương thế buông xả thanh thản, nhưng thời gian lại trở thành cú hích thúc đẩy chúng ta đến gần với hiện thực của cái chết trong mình. Thời gian không quyết định đến cõi sống sâu xa của linh hồn, nhưng thời gian lại góp phần phân chia rạch ròi giữa héo úa thể xác và khả thể tồn tại tinh thần.

y-nghia-ve-su-chet-dau-kho-va-thoi-gian

Vật Lý Tiến Hóa Luận

Hoàn toàn không dùng đến sự phức tạp của toán học, A. Einstein và L. Infeld đã phác họa vô cùng rõ ràng và thuyết phục những bước tiến hóa quan trọng nhất của khoa học vật lý. Xuyên suốt quyển sách này chính là tầm quan trọng của việc quan sát, vì mọi hiện tượng quanh ta, dù là bình thường nhất, luôn chứa đựng vô vàn bí ẩn. Và chính những bí ẩn ấy lại là tiền đề cho sự tiến hóa của khoa học.

Độc giả sẽ vô cùng bất ngờ khi khám phá rằng “lượng tử” cũng như “chuyển động”, nếu thật sự hiểu được “chuyển động” là gì. Trước khi đến với bất kỳ tác phẩm nào, câu hỏi quen thuộc nhất của độc giả là: Vật Lý Tiến Hóa Luận là cuốn sách dành cho ai và những ai có thể hiểu được ý nghĩa của quyển sách này?

Các kết luận phổ thông mà ta có thể rút ra từ sự phát triển của vật lý học được chỉ thị ở đây chỉ là biểu diễn những ý tưởng cơ bản hơn hết ra để xem chúng là như thế nào. Khoa học không phải là một sưu tập các luật, một mục lục những sự thực rời rạc. Nó là sáng tạo của tâm trí con người, nơi có những ý tưởng và ý niệm được phát minh tự do. Nhờ có các thuyết vật lý học ta cố tìm ra con đường đi của ta qua các mê lộ của các sự thực đã quan sát để điều lý và hiểu biết thế giới các cảm giác tưởng của ta. Ta muốn những sự thực quan sát được phải theo đúng luận lý, ý niệm về thực tại của ta. Qua mọi nỗ lực của ta, trong mỗi cuộc tranh đấu bi tráng giữa các quan niệm cũ và mới, ta nhận thức được ước muốn vĩnh cửu để tìm hiểu, biết và tin tưởng vững vàng hơn bao giờ hết vào mối hòa điệu của thế giới.

vat-ly-tien-hoa-luan

Triết học Kant

Triết học Kant là một cuốn sách triết học hay mà quý độc giả không nên bỏ lỡ.

Hegel tin vào một sự “hòa giải” với hiện thực, còn Kant thì khiêm tốn cho rằng tốt hơn nên dành công cuộc trọng đại ấy cho… Thượng đế, còn con người hữu hạn chỉ nên dựa vào các định đề của lý tính thực hành để lo “hòa giải với nhau ở trong hiện thực” mà chưa chắc đã xong ! (Xem: Kant: “Hướng đến nền hòa bình vĩnh cửu”). Vấn đề đủ hấp dẫn và quan trọng để trở thành chủ đề “Kant hay Hegel?” của một Hội nghị quốc tế lớn về Hegel (Hegel-Kongress) ở Stuttgart (quê hương Hegel) vào năm 1981. “Kant hay Hegel?”. Chủ đề ấy buộc ta phải chọn một trong hai hay lại vẫn có thể… “hòa giải” ?

Tóm lại, triết học tuy “rắc rối” nhưng thú vị và bổ ích ở chỗ, “một lúc nào đó trong đời”, nói như Descartes, nó thôi thúc và cho phép chúng ta được theo chân các đại triết gia để có thể bình tâm trao đổi với nhau về những chuyện tưởng như cao xa nhưng lại hết sức thiết cốt với “thân phận con người”. Để kết luận, tôi cho rằng nền văn hóa là “hiện đại”, khi con người biết “phản tư” về việc có nên nhìn nhận tính hữu hạn của chính mình hay không để sống cho phù hợp với nhìn nhận ấy. Ngược lại, điều ấy lại “tiền-giả định” phải có một cấu trúc cơ bản về nền văn hóa cũng có tính phản tư không kém để làm cho việc phản tư ấy về chính mình – theo cách nói quen thuộc của Kant – có thể có được.

triet-hoc-kant

Hữu Thể Và Thời Gian

Hữu Thể và Thời Gian là một trong hai tác phẩm bất hủ của tư tưởng Tây Phương, thông qua tác phẩm này, dịch giả muốn giới thiệu cùng với quý bạn đọc tư tưởng gia vĩ đại nhất của thế kỷ, đồng thời cũng là tư tưởng gia vĩ đại nhất của nhân loại.

Heidegger cho rằng: cái gì thiết yếu trong “vật hiện hữu tại đó” là sự hiện hữu, vì cái gì làm cho nó là sự vật xác định này ở đây bây giờ chính là sự kiện nó hiện hữu; hữu thể sẽ không có thể xuất hiện nếu hữu thể không bước vào thế gian. Bản tính của con người cũng như bản tính của mọi Dasein, không phải là hiện-hữu, nhưng là trong thế gian, nói khác đi, bản tính của con người là cảnh huống này đây và hiện hữu tiêu tan trong cảnh huống nền tảng là “hiện hữu trong thế gian”.

Nhưng tại sao lại thiết yếu phải ở trong thế gian? Ông Heidegger cho rằng câu hỏi ấy không cần phải đặt ra, vì các cảnh huống của con người là những dữ kiện ta phải công nhận, nhưng không tùy thuộc ở ta: hiện hữu của tôi nhất thiết phải là hiện hữu trong một hoàn cảnh nào đó, tôi thấy tôi ở trong thế gian, tôi “bị bỏ rơi vào” đó cách nào tôi không biết, tôi chỉ biết rằng tôi phải đảm nhận sự kiện trên và tất cả các cảnh huống dữ kiện ấy đem lại để mà tự siêu thăng. Chính vì thế mà “hiện hữu trong thế gian” làm cho hữu thể thiết yếu có tính cách siêu việt. Hữu thể siêu việt theo hai cách:

  • Trước hết, hữu thể siêu việt chính mình. Thực vậy, để có thể xuất hiện, hữu thể phải tự giới hạn; vì thế, mỗi lần xuất hiện dưới một trạng thức nào đó là một lần hữu thể siêu thăng chính mình: hữu thể không có thể tự túc nếu không là vật hiện hữu tại đó, vì ngoài vật hiện hữu tại đó ra, thì không còn gì khác nữa. Hiện hữu thuần túy chỉ là một không tưởng vì hiện hữu chỉ trở nên thực sự khi biến nên “vật hiện hữu tại đó”. Ta có thể nói được rằng: mỗi Dasein là một khả thể của hữu thể vì hữu thể chỉ có thể hiện hữu như là một vật nào đó nhất định trong thế gian.
  • Thứ là hữu thể siêu việt các vật vô tri, vì các vật ấy tuy “bị ném vào” trong thế gian, nhưng chính chúng cấu tạo nên thế gian, và chính chúng làm cho thế gian có một ý nghĩa.

huu-the-va-thoi-gian

Hương Trà

Hương Trà – một cuốn sách hay cho người yêu trà. Bao gồm lược sử và ý nghĩa trà ở phương Đông và trà chinh phục phương Tây. Ngoài ra còn có phần tìm hiểu về lịch sử: Đi tìm dấu vết Hùng Vương, sự tích Trúc Lâm tam tổ, Nguyễn Du.

Trước khi đọc Hương Trà, trong suy nghĩ của nhiều người, thoạt tiên trà chỉ là một vị thuốc. Những đặc tính y dược của trà do y học Trung Quốc nếu ra đã được khoa học ngày nay xác nhận. Khi phân tích tác dụng, khoa học thấy rằng nhờ có cafein mà trà tăng cường sự hoạt động của tim, tăng cường hô hấp và sự tuần hoàn, làm cho người uống có cảm giác dễ chịu.

Xưa kia, trong khi ở nước Thục trà là một thức uống giải khát, thì ở các nước khác trà là một xa xỉ phẩm, dành riêng cho bậc vương tôn, quý tộc. Đời Tam quốc (213-280) sách Ngô chí của Vi diệu chép truyện Vua nước Ngô là Tôn Hạo thân ban trà cho các quan thay rượu trong các dịp yến tiệc. Mãi đến đời Nam Bắc triều (420-581) tục uống trà mới lan rộng khăp miền Giang nam nhờ các tăng lữ và đạo sĩ ẩn cư trong rừng núi trồng được những thứ trà quý đem đãi khách. Khách đến thăm, được chủ nhân đãi trà mới là trân trọng. Tùy Văn Đế (589-601), chỉ lấy trà pha nước sôi mà đem cho vua uống. Đến khi vua khỏi bệnh lại ham thích uống trà. Thế là khắp trong triều, ngoài nội đua nhau hưởng ứng. Người trên đã thích, kẻ dưới đều theo, thói đời tự nhiên là vậy.

huong-tra

Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương

Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương, tư tưởng tính thể của Heidegger nằm trong ý tưởng về tính thể là chân tính và chân tính là tính thể.
Nhưng độc giả còn có thể thắc mắc: ở đâu mới xuất ra được tính thể chân tính hay ít ra ở đâu mới giúp ta nhận ra được ánh sáng tính thể và chân tính ấy? Thắc mắc ấy sẽ được giải đáp đầy đủ trong những khảo luận tiếp theo như “Đâu là căn nguyên Tư tưởng?” nhất là “Tư tưởng với Nghệ thuật.”.

heidegger-truoc-su-pha-san-cua-tu-tuong-tay-phuong

Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian đọc hết bài viết, Thư Hiên Dịch Trường mong có thể giúp các bạn tìm được cho mình những cuốn sách phù hợp. Ngoài ra, Thư Hiên Dịch Trường cũng còn là một hiệu sách, đồng thời là một thư viện sách sở hữu hơn 5,000 tựa sách tiếng Việt, 3,600 tựa sách tiếng Anh và hơn 1,000 tựa sách ngôn ngữ khác, đa dạng thể loại từ sách triết học, văn học, tôn giáo cho đến ngôn ngữ… Thư Hiên rất vui được đón tiếp bạn!

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Tháp S6, The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức,

Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0938336918

Email: thuhiendichtruong@gmail.com

Youtube: Thư Hiên Dịch Trường

Fanpage: Facebook Thư Hiên Dịch Trường

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo