Mô tả sách Heidegger và con hà mã bước qua cổng thiên đường
Sau thành công của “Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar”, cặp tác giả bài trùng Thomas Cathcart và Daniel Klein đã trở lại với tác phẩm mới mang tên “Heidegger và con hà mã bước qua cổng thiên đường”. Chọn phương thức kể chuyện triết học tếu táo với những mẩu truyện tiếu lâm hài hước, tác phẩm mới này đáp ứng đủ kỳ vọng của những độc giả đã trót yêu cuốn đầu tiên.
“Heidegger và con hà mã bước qua cổng thiên đường” lấy chủ đề triết học là cái chết, từ đó luận bàn về những khái niệm liên quan của các tôn giáo lẫn triết học. Tại sao chúng ta phải chết, cái chết có ý nghĩa gì, chúng ta có thể bất tử được không, chúng ta có thể xem cái chết chỉ là hư vô có được không, những câu hỏi đó vẫn luôn nằm trong vô thức mà có khi ta không hay để ý, nhưng lại chính là động lực thúc đẩy ta trong cuộc sống. Vĩnh hằng, thiên đường, đầu thai, chúng ta liệu có hiểu hết những khái niệm đó không. Và điều quan trọng nhất là, cái chết nói lên điều gì về cái “tôi”, hay đúng hơn, “tự ngã” của mỗi người? Bạn có còn muốn bất tử trong một hình hài khác, một cái nhìn khác, hay chỉ muốn giữ mãi những cái của hiện tại? Mười ba chương của “Heidegger và con hà mã bước qua cổng thiên đường” sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc ấy, trích dẫn rất nhiều từ Thiên Chúa giáo, Phật giáo, và tất nhiên, những triết gia cổ đại lẫn hiện đại. Sẽ có muôn vàn câu trả lời khác nhau từ muôn vàn góc nhìn khác nhau, để chúng ta thấy rằng “cái chết” có nhiều định nghĩa như thế nào.
Vì lấy chủ đề tập trung và chuyên sâu hơn, nên “Heidegger và con hà mã bước qua cổng thiên đường” vẫn giữ được cấu trúc dễ hiểu, song vì nội dung chuyên ngành rất nhiều và phức tạp, nên số lượng chữ giải thích nhiều hơn và số lượng truyện cười bị rút lại, nhưng vẫn giữ được vẻ hài hước tếu táo của mình theo từng trang. Thomas Cathcart và Daniel Klein thật sự đã không làm những độc giả trung thành thất vọng với nghệ thuật viết sách của mình, hai người đã biến một chủ đề triết học buồn ngủ nếu cứ được rao giảng như thể giảng đường đại học thành một show tạp kỹ vui nhộn hiếm có.
Trích đoạn
– Vĩnh hằng là bây giờ. Còn bây giờ là gì khi mà cứ chạm tới thì nó vuột mất?
– Tôi không tin vào kiếp sau nhưng tôi vẫn sẽ mang đồlót để thay
– Ngắn gọn về Nhị Nguyên:
+ Thế nào là tinh thần? Không phải vật chất.
+ Thế nào là vật cất? Không phải tinh thần
– Just do it. Đúng, Just do it. Ai cũng biết, nhưng họ hay quên :))
– Người nào chết với nhiều ngày sinh nhật hơn sẽ chiến thắng
– Hãy sống để được khao khát sống lại chính đời mình không phải một lần mà là nhiều lần..
– Nếu tôi đưa cái chết vào cuộc sống của mình, thừa nhận nó, dứt khoát đối mặt với nó, tôi sẽ giải thoát lo âu của bản thân về cái chết và những vụn vặt của đời sống và chỉ khi ấy tôi mới tự do trở thành chính mình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.