Đây là bộ lịch sử quan trọng và toàn diện về triết học phân tích từ năm 1900, do một trong những nhân vật đương đại hàng đầu trong truyền thống triết học phân tích thuật lại. Tập đầu tiên kể câu chuyện từ 1900 đến giữa thế kỷ 20, tập thứ hai kể tiếp câu chuyện từ thời gian đó cho đến nay.
Tổng quan về bộ sách phép phân tích triết học trong thế kỷ XX
Như Scott Soames thuật lại, câu chuyện về triết học phân tích có nhiều bước tiến quan trọng song lại không đồng đều. Trong đó, những nhà tư tưởng hàng đầu đã thực hiện những bước tiến quan trọng để giải quyết các vấn đề cốt lõi của truyền thống này.
Mặc dù chưa có quan điểm triết học tổng quát nào đạt được sự thống trị lâu dài, Soames lập luận rằng có hai sự phát triển phương pháp luận theo thời gian đã định hình lại khung cảnh triết học. Chúng là:
(1) Sự thành công nhọc nhằn của các triết gia phân tích trong việc hiểu, và phân biệt những khái niệm như chân lí logic, chân lí tiên nghiệm, và chân lí tất yếu
(2) Sự chấp nhận dần dần với quan niệm cho rằng tư biện triết học phải được đặt cơ sở trên tư tưởng tiền triết học hợp lí.
Mặc dù Soames nhìn nhận lịch sử này theo quan điểm tích cực, ông cũng vẽ ra những khó khăn, những khởi đầu sai, và những thất vọng trên con đường ấy. Khi ông bàn về tác phẩm của những tiền bối và những người cùng thời với ông ‒ từ Bertrand Russell và Ludwig Wittgenstein đến Donald Davidson và Saul Kripke ‒ ông nhấn mạnh những thành tựu của họ trong khi vẫn chỉ ra những hạn chế của họ, đặc biệt ở những nơi mà tầm nhìn của họ bị giới hạn do chưa có cái nhìn thấu đáo về vấn đề mà ngày nay người ta đã thấy rõ ràng.
Bản thân Soames cũng nằm ở vị trí trung tâm trong một số cuộc tranh luận quan trọng nhất của truyền thống này, và ông viết rất dễ hiểu về những ý niệm thường là phức tạp. Tài năng trình bày sáng sủa làm cho bộ lịch sử này thành dễ đọc không những với những sinh viên năm cuối mà còn với những học giả chuyên nghiệp. Mặc dù chiếm giữ vị trí trung tâm trong triết học ở thế giới Anh ngữ, truyền thống phân tích trong triết học có rất ít bộ lịch sử tổng hợp. Đây sẽ là tác phẩm chuẩn mực để mọi tác phẩm về sau lấy làm tham chiếu.
Mục lục bộ sách phép phân tích triết học trong thế kỷ XX
Mục lục tập 1
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu cho hai tập
PHẦN MỘT: G. E. MOORE BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC, NHẬN THỨC LUẬN, VÀ PHÂN TÍCH TRIẾT HỌC
CHƯƠNG 1: Lẽ thường và phân tích triết học
CHƯƠNG 2: Moore bàn về chủ nghĩa hoài nghi, sự tri giác, và tri thức
CHƯƠNG 3: Moore bàn về tính thiện/tốt và các cơ sở của đạo đức học
CHƯƠNG 4: Các di sản và cơ hội bị bỏ lỡ của Đạo đức học của Moore
PHẦN HAI: BERTRAND RUSSELL BÀN VỀ PHÂN TÍCH LOGIC VÀ PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ
CHƯƠNG 5: Hình thức logic, hình thức ngữ pháp, và lý thuyết mô tả
CHƯƠNG 6: Logic và toán học: Sự quy thoái duy logic
CHƯƠNG 7: Phép dựng logic và ngoại giới
CHƯƠNG 8: Nguyên tử luận logic của Russell
PHẦN BA: TRACTATUS CỦA LUDWIG WITTGENSTEIN
CHƯƠNG 9: Siêu hình học của Tractatus
CHƯƠNG 10: Nghĩa, chân lí, và logic trong Tractatus
CHƯƠNG 11: Bài kiểm tra trong Tractatus về tính có thể hiểu được và những hệ quả của nó
PHẦN BỐN: CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG LOGIC, THUYẾT BIỂU CẢM, VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC
CHƯƠNG 12: Các nhà thực chứng logic bàn về tính tất yếu và tri thức tiên nghiệm
CHƯƠNG 13: Sự nổi lên và sụp đổ của tiêu chí thường nghiệm về nghĩa
CHƯƠNG 14: Thuyết biểu cảm và những nhà phê bình nó
CHƯƠNG 15: Đạo đức học chuẩn tắc trong thời đại của thuyết biểu cảm: thuyết chống hệ quả luận của Sir David Ross
CHƯƠNG NĂM: QUAN ĐIỂM HẬU THỰC CHỨNG CỦA W. V. QUINE THỜI ĐẦU
CHƯƠNG 16: Cái phân tích và cái tổng hợp, cái tất yếu và cái khả thể, cái tiên nghiệm và cái hậu nghiệm
CHƯƠNG 17: Nghĩa và thuyết kiểm chứng toàn thể
Bảng dẫn
Mục lục tập 2
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu cho tập 2
PHẦN MỘT: PHILOSOPHICAL INVESTIGATIONS CỦA LUDWIG WITTGENSTEIN
CHƯƠNG 1: Bác bỏ quan niệm của Tractatus về ngôn ngữ và phép phân tích
CHƯƠNG 2: Tuân theo quy tắc và lập luận ngôn ngữ riêng tư
PHẦN HAI: CÁC KINH ĐIỂN CỦA NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG: CHÂN LÍ, TÍNH THIỆN, TÂM TRÍ, VÀ PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 3: Nghịch cảnh của Ryle
CHƯƠNG 4: Concept of Mind của Ryle
CHƯƠNG 5: Lý thuyết ngôn hành về chân lí của Strawson
CHƯƠNG 6: Lý thuyết ngôn hành về thiện của Hare
PHẦN BA: THÊM VÀI KINH ĐIỂN CỦA TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG: TRẢ LỜI CHO CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI TRIỆT ĐỂ
CHƯƠNG 7: Lập luận trường hợp hình mẫu của Malcolm
CHƯƠNG 8: Sense and Sensibilia của Austin
PHẦN BỐN: PAUL GRICE VÀ SỰ CÁO CHUNG CỦA TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG
CHƯƠNG 9: Cách dùng ngôn ngữ và logic đối thoại
Chương 5: Tự nhiên luận triết học của Willard Van Orman Quine
CHƯƠNG 10: Tính bất định của sự dịch
CHƯƠNG 11: Thuyết loại trừ ngữ nghĩa học triệt để của Quine
PHẦN SÁU: DONALD DAVIDSON BÀN VỀ CHÂN LÍ VÀ NGHĨA
CHƯƠNG 12: Các lý thuyết về chân lí như lý thuyết về nghĩa
CHƯƠNG 13: Chân lí, diễn giải, và tính không thể hiểu được giả định của những sơ đồ khái niệm khác
PHẦN BẢY: SAUL KRIPKE BÀN VỀ GỌI TÊN VÀ TÍNH TẤT YẾU
CHƯƠNG 14: Tên, bản chất, và khả thể
CHƯƠNG 15: Cái hậu nghiệm tất yếu
CHƯƠNG 16: Cái tiên nghiệm bất tất
CHƯƠNG 17: Hạng tử loại tự nhiên và những phát biểu đồng nhất lý thuyết
HẬU TỪ: Thời đại chuyên môn hóa
Bảng dẫn
THƯ HIÊN DỊCH TRƯỜNG
Thư Hiên Dịch Trường có 3 hoạt động chính: Thư viện, xuất bản sách và dịch trường.
Địa chỉ: Tháp S6, The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Điện thoại: 0938 336 918
Email: thuhiendichtruong@gmail | Website: thuhiendichtruong.com