Francis Bacon (1561 – 1626) Tử tước St Alban thứ nhất là một nhà triết học và chính khách người Anh. Ông được xem là cha đẻ của Chủ nghĩa duy nghiệm, Phương pháp khoa học và là một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học. Ông ủng hộ tính khả thi của kiến thức khoa học trên cơ sở duy nhất là suy luận quy nạp và sự quan sát các hiện tượng tự nhiên một cách cẩn thận.
Theo Francis Bacon ông cho rằng có 4 loại thần tượng đang kĩm hãm trí tuệ của con người:
1. Thần tượng của diễn đàn (Idola Fori)
– Những sai lầm trong phán đoán do quá tin vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ được sử dụng và thực tại mà ngôn ngữ thể hiện. Đa số chúng ta đều nghĩ rằng mình hiểu thế nào là “tự do” hay “dân chủ,” “công bằng,” “từ bi,” “bác ái” nhưng thật ra nội hàm ý nghĩa của các thuật ngữ này rất phức tạp. Ví dụ thuật ngữ “LIBERALISM” (chủ nghĩa tự do) thậm chí được dùng theo hai ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Bất cứ chế độ chính trị nào cũng có thể tự xưng là “dân chủ” chính là nhờ kiểu “thần tượng” này
2. Thần tượng của bộ lạc (Idola Tribus)
– Những sai lầm trong phán đoán, tư duy, phát xuất từ chính bản chất của con người đó là phán đoán sự việc một cách nhanh chóng, nóng vội và thiếu suy nghĩ thấu đáo. Ví dụ: Nhìn thấy một phụ nữ hút thuốc lá, nhiều người lập tức nghĩ rằng người phụ nữ ấy nổi loạn và không đứng đắn.
3. Thần tượng của hang động (Idola Specus)
– Những thành kiến bắt nguồn từ chính một cộng đồng sắc tộc hay văn hóa cụ thể, từ những nhóm lợi ích, đảng phái khác nhau. Ví dụ: đảng viên Đảng Dân Chủ (Mỹ) luôn nghĩ rằng đảng viên Đảng Cộng Hòa là sai khi họ bênh vực cho việc cắt giảm thuế lợi tức cá nhân.
4. Thần tượng của nhà hát/hí viện (Idola Theatri)
– Những thành kiến tôn giáo, triết học. Tín đồ một tôn giáo này khó lòng cho rằng một tôn giáo khác là một tôn giáo chân chính. Những đảng viên Quốc Xã (thời Hitler) luôn nghĩ rằng dân tộc Do Thái đáng bị tiêu diệt.
Tất cả các “thần tượng” nói trên đều được ấn định sẵn trong tâm trí của chúng ta và rất khó để chúng ra có thể gạt chúng khỏi tâm trí của mình, nên điều duy nhất có thể làm là mỗi khi chúng ta phán đoán về một sự việc hãy tự hỏi phải chăng có một “thần tượng” nào đó trong số bốn thần tượng nêu trên đang “chỉ đạo” sự phán đoán của mình.
Mời bạn xem buổi nói chuyện này qua:
Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=8POaJ0HNto4&t=2s