Văn học hiện đại Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20, khi xã hội Việt Nam có sự giao lưu và tiếp xúc mạnh mẽ với văn hóa phương Tây, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của Pháp.
Văn học hiện đại Việt Nam và sự phân chia theo giai đoạn lịch sử
Giai đoạn trước 1945
Trong thời kỳ Pháp thuộc
Trong thời kỳ Pháp thuộc với sự xâm nhập của tư tưởng và văn hóa phương Tây vào Việt Nam thông q ua giáo dục, truyền thông và văn hóa. Người Pháp đã mang đến hệ thống giáo dục mới, dạy tiếng Pháp và truyền bá các tư tưởng về khoa học, tự do, bình đẳng, dân chủ. Văn học Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với các thể loại văn học phương Tây như: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự…
Sự ra đời của báo chí và in ấn tạo điều kiện cho văn học phát triển. Nhiều tác phẩm văn học hiện đại được đăng tải trên các tờ báo như: Nam Phong, Đông Dương Tạp Chí,…
Thực dân Pháp không chỉ xâm lược về quân sự mà còn bóc lột về kinh tế, văn hóa, chính trị, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và tạo cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ viết về sự nghèo khổ, bất công trong xã hội, một số tác giả tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố.
Phong trào Duy Tân
Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp khởi xướng từ đầu thế kỷ 20 nhằm vận động người dân nâng cao dân trí, cải cách xã hội, thoát khỏi ách đô hộ thực dân. Phong trào đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần dân tộc và yêu nước và đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học giai đoạn này. Nhiều nhà văn, nhà thơ đã sử dụng ngòi bút để thể hiện lòng yêu nước, đấu tranh chống thực dân, phong kiến và kêu gọi cải cách xã hội.
Giai đoạn 1945 – 1975
Giai đoạn 1945 – 1975 là một thời kỳ đầy biến động và đặc biệt quan trọng trong văn học hiện đại Việt Nam. Giai đoạn của chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ (1955 – 1975).
Giai đoạn của chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Văn học thời kỳ này mang đậm tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và gắn bó mật thiết với cuộc kháng chiến của dân tộc. Nội dung chủ đạo thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí kiên cường trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
- Tố Hữu với tác phẩm như Việt Bắc (1954)
- Nam Cao với tác phẩm Đôi mắt (1948)
- Nguyễn Huy Tưởng với Bắc Sơn (1946), Tô Sống mãi với Thủ đô (1946).
Giai đoạn chống Mỹ (1955 – 1975).
Văn học giai đoạn này tập trung phản ánh chân thực cuộc sống chiến tranh, đời sống của người dân, những mất mát, hy sinh, nhưng cũng là sự lạc quan, niềm tin vào chiến thắng.
Tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
- Rừng Xà Nu – Nguyễn Trung Thành
- Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi
- Dấu chân người lính – Nguyễn Minh Châu
- Hòn đất – Anh Đức
- Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc
- Truyện Tây Bắc – Tô Hoài
- Làng – Kim Lân
- Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
Giai đoạn sau thống nhất đất nước 1975 – 1986
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, cả nước bước vào giai đoạn tái thiết, khắc phục hậu quả chiến tranh. Văn học giai đoạn này tập trung vào các nội dung:
- Ca ngợi sự chiến thắng vẻ vang của cách mạng, tinh thần anh hùng, và sự hy sinh cao cả của quân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Phản ánh công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở cả hai miền Nam và Bắc, với hình ảnh người lao động trong sản xuất và khắc phục hậu quả chiến tranh.
- Đấu tranh với những khó khăn sau chiến tranh như sự nghèo đói, khó khăn trong sản xuất, quản lý kinh tế yếu kém, và sự khắc nghiệt của cuộc sống trong thời kỳ bao cấp.
- Một số nhà văn dần rời xa khuôn mẫu hiện thực xã hội chủ nghĩa cũ và chuyển sang khai thác các vấn đề cá nhân, tình cảm, số phận con người trong xã hội sau chiến tranh.
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
- Nguyễn Minh Châu – Bến quê
- Lê Lựu – Thời xa vắng
- Nguyễn Khải – Mùa lạc
- Tô Hoài – Tự truyện và Cát bụi chân ai
Văn học giai đoạn đổi mới từ 1986 đến nay
Văn học giai đoạn đổi mới thể hiện sự đa dạng, cởi mở hơn về tư tưởng, phản ánh chân thực đời sống cá nhân và xã hội sau khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đa dạng về nội dung và tư tưởng:
- Chủ nghĩa hiện thực mới
- Tự do tư tưởng và phản ánh hiện thực
- Tôn vinh cá nhân và khám phá nội tâm
Đổi mới về phong cách và hình thức nghệ thuật:
- Đa dạng thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phê bình văn học, và tự truyện. Đặc biệt, tiểu thuyết và truyện ngắn chiếm vị trí quan trọng trong việc phản ánh toàn diện đời sống đương đại.
- Phá bỏ khuôn mẫu truyền thống về các khuôn khổ cũ về cấu trúc, phong cách và chủ đề, mà bắt đầu tiếp thu các phong cách sáng tạo của văn học phương Tây
- Các nhà văn chú trọng hơn vào tính cá nhân hóa trong ngôn ngữ, sử dụng nhiều ngôn ngữ đời thường, với giọng điệu tự nhiên, gần gũi hơn với cuộc sống.
Tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
- Nguyễn Huy Thiệp – Tướng về hưu (1987)
- Bảo Ninh – Nỗi buồn chiến tranh (1990)
- Dương Thu Hương – Những thiên đường mù và Tiểu thuyết vô đề
- Lê Minh Khuê – Một mình qua đường
- Nguyễn Ngọc Tư – Cánh đồng bất tận
Thư Hiên Dịch Trường
Thư Hiên Dịch Trường là một hiệu sách, đồng thời là thư viện sách sở hữu hơn 5,000 tựa sách tiếng Việt, 3,600 tựa sách tiếng Anh và hơn 1,000 tựa sách ngôn ngữ khác, đa dạng thể loại từ sách triết học, sách văn học, sách tôn giáo cho đến sách ngôn ngữ…
Địa chỉ: 24B1 Đường 359, Phường Phước Long B, TP Thủ Đức
Cập nhật tin tức mới nhất tại Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường