Mô tả tác phẩm Buổi hoàng hôn của những thần tượng
Buổi hoàng hôn của những thần tượng (Làm Cách Nào Triết Lý Với Cây Búa) là một sách triết học hay của Nietzsche viết năm 1888. Đây được xem là mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng của vị triết gia vĩ đại. Cuốn sách như lời tuyên chiến của “Kẻ Phản Chúa” khi mổ xẻ lý trí một cách không khoan nhượng với bút lực mạnh mẽ và lập luận sắc bén. Tác phẩm được trình bày dưới dạng các bài tiểu luận tóm tắt nhanh toàn bộ suy nghĩ của Nietzsche và cũng như ông thừa nhận trước đó, “phong cách này là triết lý của tôi”.
Cuốn Buổi hoàng hôn của những thần tượng được chia làm 12 phần, bao gồm: Lời nói đầu, Châm ngôn và Tên nhọn, Vấn đề Socrate, Lý trí trong Triết học, Làm thế nào “Thế giới thực” lại trở thành Thần thoại, Luân lý như một cái gì phản tự nhiên, Bốn sai lầm trầm trọng, Những kẻ muốn “cải thiện” nhân loại, Người Đức thiếu gì, Những cuộc ngao dụ của con người phi thời, Tôi nợ những gì nơi cổ nhân và Cây búa nói. Trong đó, các chương đáng chú ý phải kể đến: Lý trí trong Triết học, Luân lý như một cái gì phản tự nhiên và Bốn sai lầm trầm trọng.
Nhiều người cho rằng Buổi hoàng hôn của những thần tượng là một dị thuyết triết học nhưng không thể phủ nhận những giá trị độc đáo mà nó đem lại cả về phong cách và nội dung. Tác phẩm thể hiện tầm bao quát trong tư tưởng của Nietzsche, một triết gia cá tính và vượt lên trên thời đại. Tuyển tập các triết luận được trình bày một cách có hệ thống, thể hiện những hiểu biết sâu rộng của ông về thi ca và cách ngôn. Nietzsche đối đầu trực diện với triết học truyền thống, bày tỏ quan điểm của mình thông qua ý tưởng về chân lý, chứng minh sự tiến bộ của nhân loại diễn ra theo cách tương tự với sự phát triển của chân lý. Buối Hoàng Hôn Của Những Thần Tượng thể hiện sự nhất quán trong tư tưởng triết học của Nietzsche dựa trên các luận điểm về tự nhiên và cuộc sống. Ông kết luận rằng cuộc sống là tiêu chí cuối cùng, có nghĩa là luân lý của một người và cách sống của bản thân anh ta phải phù hợp với sự tồn tại của anh ta. Điều này cũng được ông thể hiện trong chương cuối Cây búa nói với phần trích dẫn từ tác phẩm Zarathustra Đã Nói Như Thế: “Bởi những kẻ sáng tạo đều cứng rắn. Và in bàn tay lên muôn ngàn năm như lên sáp ong mềm dường như phải là diễm phúc của các anh – diễm phúc viết lên ý chí của muôn ngàn năm như trên đồng thau, cứng rắn hơn đồng thau, cao nhã hơn đồng thau. Duy kẻ cứng rắn nhất mới là kẻ cao nhã nhất”.
Đôi nét về tác giả Friedrich Nietzsche
Friedrich Nietzsche tác giả cuốn Buổi hoàng hôn của những thần tượng (1844-1900) là nhà triết học và phê bình văn hóa người Đức. Ông từng giữ cương vị chủ tịch tại trường đại học ở Basel. Ông nổi tiếng với các tác phẩm phê phán nền đạo đức và tôn giáo truyền thống. Ông thường được liên kết với những nhà tư tưởng hiện đại như Marx và Freud. Nietzsche thường sử dụng các phân tích tâm lý để làm rõ các triết thuyết của mình về bản chất của cái tôi và đề xuất những giá trị mới. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như The Gay Science (1882), Thus Spoke Zarathustra (1883), Beyond Good And Devil (1886), On The Genealogy Of Morality (1887), Twilight Of The Idols (1888).
Cập nhật thông tin mới nhất tại Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường
Harry (xác minh chủ tài khoản) –
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để đọc, tôi khuyên bạn nên chọn một cuốn sách triết học
Nguyễn Thị Nhật Lệ (xác minh chủ tài khoản) –
Từ ngữ rất gần gũi
Võ Duy Ân (xác minh chủ tài khoản) –
Từ ngữ gần gũi, ví dụ chân thật
Trần Nhật Minh, Nguyễn Thanh Hằng, Vĩnh Bình, Ngọc My, Minh Anh, Thanh Trúc, Nguyễn Thảo, Nguyễn Hồ, Minh Khôi, Nguyễn Ngọc, Thanh Tâm, Hồ Cao, Mỹ Diệp, Băng Trần (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá, văn phong gần gũi dễ hiểu