Khải mông là gì? | Kant, Immanuel | Dịch giả: Đỗ Quốc-Bảo & Nguyễn Huy-Đăng

 

Kant, Immanuel

Geb. 22. 4. 1724 in Königsberg;

gest. 12. 2. 1804 in Königsberg

Was ist Aufklärung?

Translated by Do Quoc-Bao & Nguyen Huy-Dang

Aufklärung ist der Ausgang des Menschen aus seiner selbst verschul­de­ten Unmündigkeit. Unmündigkeit ist das Unvermögen, sich seines Verstandes ohne Leitung eines anderen zu bedie­nen. Selbstverschuldet ist diese Unmün­digkeit, wenn die Ursache derselben nicht am Mangel des Verstandes, son­dern der Entschließung und des Mutes liegt, sich seiner ohne Leitung eines anderen zu bedienen. Sapere aude! Habe Mut dich deines eigenen Verstandes zu bedienen! ist also der Wahlspruch der Aufklärung.

 

Faulheit und Feigheit sind die Ur­sachen, warum ein so großer Teil der Menschen, nachdem sie die Natur längst von fremder Leitung frei gesprochen (naturaliter maiorennes), dennoch gerne zeitlebens unmündig bleiben; und warum es Anderen so leicht wird, sich zu deren Vormündern aufzuwerfen. Es ist so bequem, unmündig zu sein. Habe ich ein Buch, das für mich Verstand hat, einen Seelsorger, der für mich Gewissen hat, einen Arzt, der für mich die Diät beurteilt, u.s.w., so brauche ich mich ja nicht selbst zu bemühen. Ich habe nicht nötig zu denken, wenn ich nur bezahlen kann; andere werden das verdrießliche Geschäft schon für mich übernehmen. Daß der bei weitem größte Teil der Menschen (darunter das ganze schöne Geschlecht) den Schritt zur Mündigkeit, außer dem daß er beschwerlich ist, auch für sehr gefährlich halte: dafür sorgen schon jene Vormünder, die die Ober­aufsicht über sie gütigst auf sich genom­men haben. Nachdem sie ihr Hausvieh zuerst dumm gemacht haben und sorg­fältig verhüteten, daß diese ruhigen Geschöpfe ja keinen Schritt außer dem Gängelwagen, darin sie sie einsperrten, wagen durften, so zeigen sie ihnen nach­her die Gefahr, die ihnen droht, wenn sie es versuchen allein zu gehen. Nun ist diese Gefahr zwar eben so groß nicht, denn sie würden durch einigemal Fallen wohl endlich gehen lernen; allein ein Beispiel von der Art macht doch schüch­tern und schreckt gemeinhin von allen ferneren Versuchen ab.

 

Es ist also für jeden einzelnen Men­schen schwer, sich aus der ihm beinahe zur Natur gewordenen Unmündigkeit herauszu­arbeiten. Er hat sie sogar lieb gewonnen und ist vor der Hand wirk­lich unfähig, sich seines eigenen Verstan­des zu bedienen, weil man ihn niemals den Versuch davon machen ließ. Sat­zungen und Formeln, diese mecha­ni­schen Werkzeuge eines vernünftigen Gebrauchs oder vielmehr Mißbrauchs seiner Naturgaben, sind die Fußschellen einer immerwährenden Unmündigkeit. Wer sie auch abwürfe, würde dennoch auch über den schmalsten Graben einen nur unsicheren Sprung tun, weil er zu dergleichen freier Bewegung nicht ge­wöhnt ist. Daher gibt es nur Wenige, denen es gelungen ist, durch eigene Bear­beitung ihres Geistes sich aus der Unmündigkeit heraus zu wickeln und dennoch einen sicheren Gang zu tun.

Daß aber ein Publikum sich selbst aufkläre, ist eher möglich; ja es ist, wenn man ihm nur Freiheit läßt, beinahe un­ausbleiblich. Denn da werden sich immer einige Selbstdenkende sogar un­ter den eingesetzten Vormündern des großen Haufens finden, wel­che, nach­dem sie das Joch der Unmündigkeit selbst abgeworfen haben, den Geist einer vernünftigen Schätzung des eige­nen Werts und des Berufs jedes Men­schen selbst zu denken um sich verbrei­ten werden. Besonders ist hierbei: daß das Publikum, welches zuvor von ihnen unter dieses Joch gebracht worden, sie danach selbst zwingt darunter zu bleiben, wenn es von einigen seiner Vormünder, die selbst aller Aufklärung un­fähig sind, dazu aufgewiegelt worden; so schädlich ist es Vorurteile zu pflan­zen, weil sie sich zuletzt an denen selbst rächen, die oder deren Vorgänger ihre Urheber gewesen sind. Daher kann ein Publikum nur langsam zur Aufklärung gelangen. durch eine Revolution wird vielleicht wohl ein Abfall von persön­lichem Despotismus und gewinnsüch­tiger oder herrschsüchtiger Bedrückung, aber niemals wahre Reform der Den­kungsart zustande kommen; sondern neue Vorurteile werden ebensowohl als die alten zum Leitbande des gedanken­losen großen Haufens dienen.

Zu dieser Aufklärung aber wird nichts erfordert als Freiheit; und zwar die unschädlichste unter allem, was nur Freiheit heißen mag, nämlich die: von seiner Vernunft in allen Stücken öffent­lichen Gebrauch zu machen. Nun höre ich aber von allen Seiten rufen: räson­niert nicht! Der Offizier sagt: räsonniert nicht, sondern exerziert! Der Finanzrat: räsonniert nicht, sondern bezahlt! Der Geistliche: räsonniert nicht, sondern glaubt! (Nur ein einziger Herr in der Welt sagt: räsonniert, so viel ihr wollt, und worüber ihr wollt; aber gehorcht!) Hier ist überall Einschränkung der Frei­heit. Welche Einschränkung aber ist der Aufklärung hinderlich? welche nicht, sondern ihr wohl gar beförderlich? – Ich antworte: der öffentliche Gebrauch seiner Vernunft muß jederzeit frei sein, und der allein kann Aufklärung unter Menschen zustande bringen; der Privat­gebrauch derselben aber darf öfters sehr enge eingeschränkt sein, ohne doch darum den Fortschritt der Aufklärung sonderlich zu hindern. Ich verstehe aber unter dem öffentlichen Gebrauch seiner eigenen Vernunft denjenigen, den jemand als Gelehrter von ihr vor dem ganzen Publikum der Leserwelt macht. Den Privatgebrauch nenne ich denjenigen, den er in einem gewissen ihm anvertrauten bürgerlichen Posten oder Amte von seiner Vernunft machen darf. Nun ist zu manchen Geschäften, die in das Interesse des gemeinen Wesens laufen, ein gewisser Mechanism not­wendig, vermittels dessen einige Glieder des gemeinen Wesens sich bloß passiv verhalten müssen, um durch eine künst­liche Einhelligkeit von der Regierung zu öffentlichen Zwecken gerichtet, oder wenigstens von der Zerstörung dieser Zwecke abgehalten zu werden. Hier ist es nun freilich nicht erlaubt, zu räson­nieren; sondern man muß gehorchen. So fern sich aber dieser Teil der Ma­schine zugleich als Glied eines ganzen gemeinen Wesens, ja sogar der Welt­bürgergesellschaft ansieht, mithin in der Qualität eines Gelehrten, der sich an ein Publikum im eigentlichen Verstande durch Schriften wendet: kann er aller­dings räsonnieren, ohne daß dadurch die Geschäfte leiden, zu denen er zum Teile als passives Glied angesetzt ist. So würde es sehr verderblich sein, wenn ein Offi­zier, dem von seinen Oberen etwas anbefohlen wird, im Dienste über die Zweckmäßigkeit oder Nützlichkeit dieses Befehls laut vernünfteln wollte; er muß gehorchen. Es kann ihm aber billigermaßen nicht verwehrt werden, als Gelehrter über die Fehler im Krieges­dienste Anmerkungen zu machen und diese seinem Publikum zur Beurteilung vorzulegen. Der Bürger kann sich nicht weigern, die ihm auferlegten Abgaben zu leisten; sogar kann ein vorwitziger Tadel solcher Auflagen, wenn sie von ihm geleistet werden sollen, als ein Skandal (das allgemeine Widersetzlich­keiten veranlassen könnte) bestraft werden. Eben derselbe handelt demun­geachtet der Pflicht eines Bürgers nicht entgegen, wenn er als Gelehrter wider die Unschicklichkeit oder auch Unge­rechtigkeit solcher Ausschrei­bungen öffentlich seine Gedanken äußert. Eben­so ist ein Geistlicher verbunden, seinen Katechismusschülern und seiner Ge­meinde nach dem Symbol der Kirche, der er dient, seinen Vortrag zu tun; denn er ist auf diese Bedingung angenommen worden. Aber als Gelehrter hat er volle Freiheit, ja sogar den Beruf dazu, alle seine sorgfältig geprüften und wohlmei­nenden Gedanken über das Fehlerhafte in jenem Symbol und Vorschläge wegen besserer Einrichtung des Religions- und Kirchenwesens dem Publikum mitzu­teilen. Es ist hiebei auch nichts, was dem Gewissen zur Last gelegt werden könnte. Denn was er infolge seines Amts als Geschäftträger der Kirche lehrt, das stellt er als etwas vor, in Ansehung des­sen er nicht freie Gewalt hat nach eigenem Gutdünken zu lehren, sondern das er nach Vorschrift und im Namen eines anderen vorzutragen angestellt ist. Er wird sagen: unsere Kirche lehrt dieses oder jenes; das sind die Beweisgründe, deren sie sich bedient. Er zieht alsdann allen praktischen Nutzen für seine Ge­meinde aus Satzungen, die er selbst nicht mit voller Überzeugung unter­schreiben würde, zu deren Vortrag er sich gleich­wohl anheischig machen kann, weil es doch nicht ganz unmöglich ist, daß da­rin Wahrheit verborgen läge, auf alle Fälle aber wenigstens doch nichts der inneren Religion Wider­sprechendes darin angetroffen wird. Denn glaubte er das letztere darin zu finden, so würde er sein Amt mit Gewissen nicht verwalten können; er müßte es niederlegen. Der Gebrauch also, den ein angestellter Lehrer von seiner Vernunft vor seiner Gemeinde macht, ist bloß ein Privat­gebrauch: weil diese immer nur eine häusliche, obwohl noch so große Versammlung ist; und in Ansehung dessen ist er als Priester nicht frei und darf es auch nicht sein, weil er einen fremden Auftrag ausrichtet. D­agegen als Gelehrter, der durch Schriften zum eigentlichen Publikum, nämlich der Welt, spricht, mithin der Geistliche im öffentlichen Gebrauche seiner Vernunft genießt einer uneinge­schränkte Freiheit, sich seiner eigenen Vernunft zu bedie­nen und in seiner eigenen Person zu sprechen. Denn daß die Vormünder des Volks (in geistlichen Dingen) selbst wieder unmündig sein sollen, ist eine Ungereimtheit, die auf Verewigung der Ungereimtheiten hin­ausläuft.

 

 

 

 

 

 

Aber sollte nicht eine Gesellschaft von Geistlichen, etwa eine Kirchenver­sammlung, oder eine ehrwürdige Classis (wie sie sich unter den Holländern selbst nennt), berechtigt sein, sich eidlich untereinander auf ein gewisses unverän­derliches Symbol zu verpflichten, um so eine unaufhörliche Obervormundschaft über jedes ihrer Glieder und vermittels ihrer über das Volk zu führen und diese sogar zu verewigen? Ich sage: das ist ganz unmöglich. Ein solcher Kontrakt, der auf immer alle weitere Aufklärung vom Menschengeschlechte abzuhalten geschlossen würde, ist schlechterdings null und nichtig; und sollte er auch durch die oberste Gewalt, durch Reichstage und die feierlichsten Frie­densschlüsse bestätigt sein. Ein Zeitalter kann sich nicht verbünden und darauf verschwören, das folgende in einen Zu­stand zu setzen, darin es ihm unmöglich werden muß, seine (vornehmlich so sehr angelegentliche) Erkenntnisse zu erwei­tern, von Irrtümern zu reinigen und überhaupt in der Aufklärung weiter zu schreiten. Das wäre ein Verbrechen wider die menschliche Natur, deren ursprüngliche Bestimmung gerade in diesem Fortschreiten besteht; und die Nachkommen sind also vollkommen dazu berechtigt, jene Beschlüsse, als unbefugter und frevelhafter Weise genommen, zu verwerfen. Der Probier­stein alles dessen, was über ein Volk als Gesetz beschlossen werden kann, liegt in der Frage: ob ein Volk sich selbst wohl ein solches Gesetz auferlegen könnte. Nun wäre dieses wohl gleichsam in der Erwartung eines besseren auf eine bestimmte kurze Zeit möglich, um eine gewisse Ordnung einzuführen: indem man es zugleich jedem der Bürger, vornehmlich dem Geistlichen frei ließe, in der Qualität eines Gelehrten öffent­lich, d.i. durch Schriften, über das Fehlerhafte der dermaligen Einrichtung seine Anmerkungen zu machen, in­dessen die eingeführte Ordnung noch immer forzdauerte, bis die Einsicht in die Beschaffenheit dieser Sachen öffent­lich so weit gekommen und bewährt worden, daß sie durch Vereínigung ihrer Stimmen (wenngleich nicht aller) einen Vorschlag vor den Thron bringen könnte, um diejenigen Gemeinden in Schutz zu nehmen, die sich etwa nach ihren Begriffen der besseren Einsicht zu einer veränderten Religionseinrichtung geeinigt hätten, ohne doch diejenigen zu hindern, die es beim Alten wollten bewenden lassen. Aber auf eine beharr­liche, von Niemanden öffentlich zu bezweifelnde Religionsverfassung auch nur binnen der Lebensdauer eines Men­schen sich zu einigen und dadurch einen Zeitraum in dem Fortgange der Mensch­heit zur Verbesserung gleichsam zu vernichten und fruchtlos, dadurch aber wohl gar der Nachkommenschaft nach­teilig zu machen, ist schlechter­dings unerlaubt. Ein Mensch kann zwar für seine Person und auch alsdann nur auf einige Zeit in dem, was ihm zu wissen obliegt, die Aufklärung aufschie­ben; aber auf sie Verzicht zu tun, es sei für seine Person, mehr aber noch für die Nachkommenschaft, heißt die heiligen Rechte der Menschheit verletzen und mit Füßen treten. Was aber nicht einmal ein Volk über sich selbst beschließen darf, das darf noch weniger ein Monarch über das Volk beschließen; denn sein gesetzgebendes Ansehen beruht eben darauf, daß er den gesamten Volkswillen in dem seinigen vereinigt. Wenn er nur darauf sieht, daß alle wahre oder ver­meintliche Verbesserung mit der bürger­lichen Ordnung zusammen be­stehe: so kann er seine Untertanen übri­gens nur selbst machen lassen, was sie um ihres Seelenheils willen zu tun nötig finden; das geht ihn nichts an, wohl aber zu ver­hüten, daß nicht einer den andern ge­walttätig hindere, an der Bestimmung und Beförderung dessel­ben nach allem seinem Vermögen zu arbeiten. Es tut selbst seiner Majestät Abbruch, wenn er sich hier einmischt, indem er die Schrif­ten, wodurch seine Untertanen ihre Ein­sichten ins Reine zu bringen suchen, seiner Regierungs­aufsicht würdigt, so­wohl wenn er dieses aus eigener höchster Einsicht tut, wo er sich dem Vorwurfe aussetzt: Caesar non est supra Gramma­ticos, als auch und noch weit mehr, wenn er seine oberste Gewalt so weit erniedrigt, den geist­lichen Despotismus einiger Tyrannen in seinem Staate gegen seine übrigen Untertanen zu unter­stützen.

 

Wenn denn nun gefragt wird: Leben wir jetzt in einem aufgeklärten Zeitalter? so ist die Antwort: Nein, aber wohl in einem Zeitalter der Aufklärung. Daß die Menschen, wie die Sachen jetzt stehen, im Ganzen genommen, schon imstande wären, oder darin auch nur gesetzt wer­den könnten, in Religionsdingen sich ihres eigenen Verstandes ohne Leitung eines Anderen sicher und gut zu bedie­nen, daran fehlt noch sehr viel. Allein daß jetzt ihnen doch das Feld geöffnet wird, sich dahin frei zu bear­beiten, und die Hindernisse der allge­meinen Auf­klärung, oder des Ausganges aus ihrer selbst verschuldeten Unmün­digkeit all­mählich weniger werden, davon haben wir doch deutliche Anzeigen. In diesem Betracht ist dieses Zeitalter das Zeitalter der Aufklärung, oder das Jahrhundert Friederichs.

 

 

Ein Fürst, der es seiner nicht unwür­dig findet, zu sagen: daß er es für Pflicht halte, in Religionsdingen den Menschen nichts vorzuschreiben, son­dern ihnen darin volle Freiheit zu lassen, der also selbst den hochmütigen Namen der To­leranz von sich ablehnt, ist selbst aufgeklärt und verdient von der dank­baren Welt und Nachwelt als derjenige gepriesen zu werden, der zuerst das menschliche Geschlecht der Unmün­digkeit wenigstens von Seiten der Re­gierung entschlug und Jedem frei ließ, sich in allem, was Gewissens­ange­legen­heit ist, seiner eigenen Vernunft zu bedienen. Unter ihm dürfen ver­ehrungswürdige Geistliche unbeschadet ihrer Amtspflicht ihre vom angenom­menen Symbol hier oder da abweichen­den Urteile und Einsichten in der Qualität der Gelehrten frei und öffent­lich der Welt zur Prüfung darlegen; noch mehr aber jeder andere, der durch keine Amtspflicht eingeschränkt ist. Dieser Geist der Freiheit breitet sich außerhalb aus, selbst da, wo er mit äußeren Hindernissen einer sich selbst mißverstehenden Regierung zu ringen hat. Denn es leuchtet dieser doch ein Beispiel vor, daß bei Freiheit für die öffentliche Ruhe und Einigkeit des gemeinen Wesens nicht das Mindeste zu besorgen sei. Die Menschen arbeiten sich von selbst nach und nach aus der Roheit heraus, wenn man nur nicht absichtlich künstelt, um sie darin zu erhalten.

 

Ich habe den Hauptpunkt der Auf­klärung, d.i. des Ausgangs der Men­schen aus ihrer selbst verschuldeten Unmündigkeit, vorzüglich in Religions­sachen gesetzt: weil in Ansehung der Künste und Wissenschaften unsere Beherrscher kein Interesse haben, den Vormund über ihre Untertanen zu spielen; überdem auch jene Unmündig­keit, so wie die schädlichste, also auch die entehrendste unter allen ist. Aber die Denkungsart eines Staatsoberhaupts, der die erstere begünstigt, geht noch weiter und sieht ein: daß selbst in An­sehung seiner Gesetzgebung es ohne Gefahr sei, seinen Untertanen zu erlau­ben, von ihrer eigenen Vernunft öffent­lichen Gebrauch zu machen und ihre Gedanken über eine bessere Abfassung derselben sogar mit einer freimütigen Kritik der schon gegebenen der Welt öffentlich vorzulegen; davon wir ein glänzendes Beispiel haben, wodurch noch kein Monarch demjenigen vor­ging, welchen wir verehren.

Aber auch nur derjenige, der, selbst aufgeklärt, sich nicht vor Schatten für­chtet, zugleich aber ein wohldiszipli­niertes zahlreiches Heer zum Bürgen der öffentlichen Ruhe zur Hand hat, kann das sagen, was ein Freistaat nicht wagen darf: räsonniert, soviel ihr wollt, und worüber ihr wollt; nur gehorcht! So zeigt sich hier ein befremdlicher, nicht erwarteter Gang menschlicher Dinge; so wie auch sonst, wenn man ihn im Großen betrachtet, darin fast alles para­dox ist. Ein größerer Grad bürgerlicher Freiheit scheint der Freiheit des Geistes des Volks vorteilhaft und setzt ihr doch unübersteigliche Schranken; ein Grad weniger von jener verschafft hingegen diesem Raum, sich nach allem seinem Vermögen auszubreiten. Wenn denn die Natur unter dieser harten Hülle den Keim, für den sie am zärtlichsten sorgt, nämlich den Hang und Beruf zum freien Denken, ausgewickelt hat: so wirkt dieser allmählig zurück auf die Sinnesart des Volks (wodurch dieses der Freiheit zu handeln nach und nach fähiger wird) und endlich auch sogar auf die Grundsätze der Regierung, die es ihr selbst zuträglich findet, den Menschen, der nun mehr als Maschine ist, seiner Würde gemäß zu behandeln.

 

 

 

 

 

 

 

 

Königsberg in Preußen, den 30. Septemb. 1784.

Nguồn: FB Bảo Tích

Kant, Immanuel

Sinh ngày. 22. 4. 1724 tại Königsberg;

mất ngày 12. 2. 1804 tại Königsberg

Khải mông là gì?

Đỗ Quốc-Bảo & Nguyễn Huy-Đăng dịch

Khải mông là sự thoát khỏi trạng thái vị thành niên (Unmündigkeit) của con người mà hắn tự chịu trách nhiệm (selbst­verschul­det). Trạng thái vị thành niên là trạng thái bất lực để có thể tự sử dụng lí trí (Verstand) của chính mình mà không cần sự dẫn dắt của người khác. Trạng thái vị thành niên này là tự mình chịu trách nhiệm, nếu nguyên nhân của nó không nằm ở sự khiếm khuyết lí trí, mà ở sự khiếm khuyết của quyết định và dũng khí để có thể sử dụng nó mà không cần ai khác dẫn dắt. Sapere aude! (Hãy can đảm biết!) “Hãy can đảm sử dụng lí trí của mình!” như vậy chính là khẩu hiệu của khải mông.

Lười nhác và hèn nhát là những nguyên nhân vì sao một phần lớn con người như vậy, sau khi thiên nhiên từ lâu đã phóng thích họ ra khỏi sự dẫn dắt ngoại lai (natura­liter maiorennes), mặc dù vậy vẫn sẵn sàng ở lại trạng thái vị thành niên suốt cuộc đời mình; và vì sao nó lại trở nên dễ dàng như vậy cho những người khác để tự vươn lên làm những người giám hộ cho họ. Ở trạng thái vị thành niên thì thoải mái đến thế. Nếu tôi có một quyển sách có lí trí hộ tôi, một mục sư (Seelsorger) có lương tâm hộ tôi, một y sĩ phán định cách ăn uống kiêng cử hộ tôi v.v., thì tôi quả là chẳng cần phải tự mình nỗ lực. Tôi chẳng cần suy nghĩ gì cả nếu tôi chỉ có thể trả tiền; những người khác sẽ đảm nhận công việc phiền phức cho tôi. Sự thực rằng một phần lớn nhất của con người cho đến nay (trong đó bao gồm toàn bộ phái đẹp) coi bước tiến tới sự trưởng thành (Mündigkeit), bên cạnh việc nó là khó khăn, là rất nguy hiểm: Cho chuyện này thì đã có những người giám hộ kia lo lắng, những người đã quá ư tốt bụng đảm trách việc giám sát bọn họ. Sau khi họ trước tiên đã làm cho gia súc của mình ngu muội và dự phòng một cách cẩn thận để những sinh vật hiền lành này không được phép liều lĩnh một bước nào ra khỏi cái xe tập đi (Gängel­wagen), mà họ đang nhốt chúng vào đó, sau đó họ chỉ cho chúng nguy cơ đe dọa chúng nếu thử tự bước đi một mình. Bây giờ thì mối nguy này quả là không lớn như thế, vì họ sau một vài lần ngã cuối cùng cũng sẽ học được cách đi thôi; nhưng chỉ một ví dụ thuộc loại này cũng đã khiến người ta rụt rè và sợ hãi tránh tất cả những thử nghiệm tiếp theo.

Như vậy thì khó khăn cho mỗi cá nhân để tự vùng mình thoát khỏi trạng thái vị thành niên gần như đã trở thành bản tính cho hắn. Hắn thậm chí còn yêu mến nó và trước hết thực sự không có khả năng sử dụng lí trí của chính mình, vì người ta chưa từng để cho hắn làm thử điều này. Những luật lệ và công thức, những công cụ cơ giới của sự sử dụng hợp lí, hay đúng hơn là sự lạm dụng tài năng thiên bẩm của anh ta, là những cùm chân của một trạng thái vị thành niên kéo dài bất tận. Giả như một ai vứt bỏ chúng, người này mặc dù vậy cũng chỉ thực hiện được một cú nhảy không chắc chắn qua một cái hố hẹp nhất, vì anh ta chưa quen với việc di chuyển một cách tự do như thế. Vì vậy, chỉ có một số ít người thành công trong việc tự thoát khỏi trạng thái vị thành niên bằng cách trau dồi tinh thần của chính mình và vẫn đi được một bước đi vững chắc.

Thế nhưng, việc mà một công chúng tự khải mông cho mình là có thể hơn; vâng, điều đó gần như tất yếu sẽ xảy ra, nếu như người ta để cho nó sự tự do. Vì ngay cả trong những người giám hộ được xếp đặt của đại chúng cũng luôn có một số người, sau khi họ đã tự mình vứt bỏ cái gông của trạng thái vị thành niên, sẽ truyền bá xung quanh họ tinh thần của một sự đánh giá hợp lí tính cho giá trị của chính mình cũng như cho sự nghiệp của mỗi người là tự suy nghĩ. Đặc biệt ở đây là công chúng, thứ trước đây đã bị đặt dưới gông cùm này bởi họ, sau đó chính mình ép họ phải ở nguyên dưới đó, nếu nó đã bị phiến động làm việc này bởi một số những người giám hộ của họ, những người tự mình hoàn toàn không có khả năng khải mông; việc gieo trồng những thành kiến là tổn hại như vậy, vì chúng cuối cùng sẽ phản bội ngay những người hoặc những người tiền nhiệm đã là tác giả của chúng. Vì vậy mà công chúng chỉ có thể đạt được khải mông một cách chậm rãi. Thông qua một cuộc cách mạng, một sự sụp đổ của chủ nghĩa chuyên chế cá nhân và sự đàn áp có tính trục lợi hoặc độc đoán có thể sẽ là thành quả, nhưng một cải cách chân chính của phương cách tư duy thì không bao giờ; ngược lại, những thành kiến mới sẽ phục vụ như là thứ dẫn dắt bầy đàn không có suy nghĩ y hệt như những thành kiến cũ.

Nhưng cho việc khải mông này thì không gì được yêu cầu ngoài tự do; và cụ thể là thứ không tổn hại nhất trong tất cả những thứ có thể mang tên tự do, chính là: sử dụng công khai lí tính toàn phần của mình. Nhưng lúc này, tôi nghe thấy tiếng kêu từ mọi phía: đừng có lí luận! Quan quân nói: đừng có lí luận, cứ tập luyện thôi! Tư vấn viên tài chính nói: đừng có lí luận, cứ thanh toán thôi! Giáo sĩ nói: đừng có lí luận, cứ tin thôi! (Chỉ có một người cai trị duy nhất trên thế giới nói: hãy lí luận nhiều như các người muốn và về những thứ các người muốn; nhưng hãy tuân lệnh!) Nơi đây thì ở đâu cũng có giới hạn cho tự do. Nhưng giới hạn nào cản trở khải mông? cái nào không cản trở, thậm chí còn hỗ trợ nó? – Tôi trả lời: việc sử dụng công khai lí tính của mình phải tự do trong mọi thời điểm; và chỉ một mình nó mới có thể thực hiện được việc khải mông nơi con người; nhưng việc sử dụng riêng tư chính thứ này được phép thường xuyên bị giới hạn một cách rất nghiêm khắc, nhưng không vì vậy mà đặc biệt cản trở bước tiến của khải mông . Nhưng tôi hiểu việc sử dụng công khai lí tính của một người là chính cách dùng mà một người nào đó trong tư cách học giả áp dụng nó [lí tính] trước toàn bộ công chúng, thế giới độc giả. Tôi gọi việc sử dụng riêng tư là cách dùng lí tính của mình mà hắn được phép thực hiện trong một số chức vụ hoặc công việc công dân nhất định mà hắn được giao phó. Bây giờ thì cho một số công việc liên quan đến lợi ích của quốc dân chỉnh thể (gemeines Wesen) người ta cần đến một cơ chế nhất định mà qua nó một số thành phần của của công dân chỉnh thể chỉ phải hành xử một cách thụ động để được chính quyền, thông qua một sự nhất trí giả tạo, xoay hướng đến những mục đích công cộng, hoặc ít nhất bị ngăn cản không phá hoại những mục đích này. Nhưng bây giờ, tại đây, lí luận rõ ràng không được cho phép; ngược lại thì người ta phải tuân lệnh. Song trong chừng mực mà bộ phận này của chiếc máy nhìn nhận chính mình đồng thời như là một thành phần của một cộng đồng chỉnh thể, hay thậm chí là của một xã hội công dân thế giới (Weltbürgergesellschaft), như vậy tức trong tính chất của một học giả, người hướng mình tới công chúng trong ý nghĩa đặc thù của nó thông qua những bài viết, thì ông ta đương nhiên có thể lí luận mà các công việc không qua đó bị tổn hại, những công việc mà ông, một phần nào đó, bị gài vào như là một thành phần thụ động. Nó hẳn sẽ rất bại hoại khi một quan quân trong quân vụ, người nhận được mệnh lệnh nào đó từ cấp trên, muốn lí sự oang oang (laut vernünf­teln) về tính thích hợp (Zweckmäßigkeit) hoặc tính hữu dụng (Nützlichkeit) của mệnh lệnh này; ông ta phải tuân lệnh. Nhưng ông ta không thể bị cản trở một cách chính đáng làm việc này: với tư cách một học giả đưa ra những lỗi sai trong binh dịch và trình bày chúng cho công chúng của mình để họ phán đoán. Những công dân không thể từ chối việc trả tiền thuế được quy định cho mình; thậm chí một lời quở trách táo tợn những quy định như thế này, nếu chúng nên được tuân thủ bởi anh ta, có thể bị trừng phạt như là một sỉ nhục (thứ có thể dẫn đến những sự phản kháng chung chung). Nhưng mặc dù vậy, chính người này cư xử không trái với nghĩa vụ công dân khi ông ta với tư cách học giả phát biểu công khai sự bất phù hợp (Unschicklichkeit) hoặc sự bất công của những công cáo như vậy. Một giáo sĩ bị ước thúc phải thực hiện bài giảng của mình cho những học sinh giáo lí vấn đáp (Katechismus) và giáo đoàn của mình theo biểu tượng của giáo hội mà ông ta phụng sự; vì ông ta đã được thu nhận làm việc trên điều kiện này. Nhưng với tư cách học giả thì ông ta có toàn bộ sự tự do, thậm chí là có sứ mệnh cho việc chia sẻ cho quần chúng tất cả những tư tưởng có thiện ý và đã được kiểm chứng một cách cẩn thận của mình về sự sai sót (das Fehlerhafte) trong biểu tượng kia cũng như những khuyến nghị vì một thiết chế tốt hơn của tổ chức tôn giáo và giáo hội. Ở đây cũng không có gì có thể lấy được để buộc tội lương tâm. Bởi vì thứ ông ta giảng dạy theo vị trí của mình như là người mang nhiệm vụ của giáo hội, cái đó ông ta trình bày như là một thứ gì đó mà trước nó ông ta không có quyền lực tự do để giảng dạy theo phán đoán của chính mình, mà ông ta được nhận làm để thuyết trình nó theo quy định và dưới danh nghĩa của một người khác. Ông ta sẽ nói: Giáo hội chúng ta giảng dạy thứ này hay thứ kia; đây là những chứng cứ mà giáo hội sử dụng. Kế đến, ông ta rút tất cả những thành quả thực tiễn cho giáo đoàn của ông từ những điều lệ (Satzung), những thứ mà chính ông ta có thể đã kí tên mình bên dưới không với tất cả sự thuyết phục, dù vậy ông ta vẫn có thể tự đặt mình vào nghĩa vụ thuyết giảng những thứ này, vì quả không phải hoàn toàn không có khả năng là chân lí đã tàng ẩn trong chúng, nhưng trong mọi trường hợp, ít nhất không có gì mâu thuẫn với tôn giáo cốt lõi được bắt gặp. Bởi vì nếu ông ta tin mình sẽ tìm được thứ được nhắc đến sau cùng [mâu thuẫn với tôn giáo cốt lõi] trong đó; ông ta chắc chắn đã không thể quản lí chức vụ của mình với lương tâm được; ông ta phải từ chức. Như vậy thì việc sử dụng lí tính mà một giáo sĩ, người được thuê làm việc, thực hiện trước giáo đoàn của mình chỉ đơn thuần là sự sử dụng riêng tư: vì sự tụ tập này, dù có lớn đến như vậy, chỉ có tính nội gia (häuslich); trước hoàn cảnh này này thì ông ta với tư cách giáo sĩ không tự do và cũng không được phép tự do vì ông truyền đạt một việc được uỷ thác. Ngược lại, với tư cách một học giả, người nói thông qua những bài viết tới một cộng đồng thực sự, tức thế giới, một giáo sĩ trong việc dùng công khai lí tính của mình hưởng thụ một sự tự do không bị giới hạn để sử dụng lí tính của mình và phát biểu bằng chính cá nhân mình. Vì việc những người giám hộ của dân chúng (trong những vấn đề tôn giáo) chính họ lại là vị thành niên là một thứ lạc điệu, dẫn đến sự trường cửu hóa những lạc điệu.

Nhưng một xã hội giáo sĩ, kiểu như là một chiêu tập giáo hội, hay là một giai cấp (Classis) đáng kính (như là nó tự gọi mình ở nơi những người Hà Lan), có nên có quyền tự ước thúc một cách tuyên thệ với nhau cho một biểu tượng bất biến nào đó, để thực hiện một sự giám hộ cao cấp bất tận như vậy đối với mỗi trong các thành phần của nó và qua sự giám hộ là đối với dân chúng, thậm chí là trường cửu hóa chính nó? Tôi nói: điều này là hoàn toàn không thể. Một hợp đồng như vậy, được kí kết để ngăn chặn mọi sự khải mông tiếp theo ra khỏi loài người, là hoàn toàn không có giá trị; cả khi nó được xác nhận thông qua thẩm quyền cao nhất, những nghị viện và những hiệp ước hòa bình tôn nghiêm nhất. Một kỉ nguyên không thể tự liên kết và lập mưu để đặt kỉ nguyên kế đến vào một trạng thái khiến nó không thể mở rộng nhận thức (đặc biệt là những nhận thức cấp thiết), tinh lọc chúng khỏi những sai lầm và nhìn chung là tiếp tục tiến bước trong khải mông. Đây đã là một tội ác chống lại bản chất của con người, cái có sự xác định khởi nguồn chính là sự tiến bộ này; và hậu thế như vậy cũng hoàn toàn có quyền vứt bỏ những quyết nghị được tiếp nhận một cách không có thẩm quyền và phạm tội kia. Hòn đá thử vàng cho tất cả những gì có thể được quyết định như là luật pháp cho dân chúng nằm trong câu hỏi: liệu quần chúng đã có thể tự áp đặt cho mình một pháp luật như vậy hay không. Bây giờ thì điều này có thể nói là có khả năng trong một thời gian ngắn nhất định, trong kì vọng một cái tốt hơn, để dẫn nhập một chế độ (Ordnung) nhất định: bằng cách là người ta đồng thời cho mỗi người công dân, đặc biệt là giáo sĩ, với tính chất của một học giả thực hiện những phê bình một cách công khai, tức thông qua những bài viết, sự sai lầm của tổ chức hiện thời, trong khi chế độ được dẫn nhập vẫn tiếp tục tồn tại, cho đến khi nhận thức về tính chất của những vấn đề này đã tiến xa một cách công khai và được chứng thực đến độ nó, thông qua sự hợp nhất của những tiếng nói của nó [nhận thức] (mặc dù không phải là của tất cả), đã có thể mang đến một kiến nghị tới trước ngai vàng, để bảo vệ những giáo đoàn đã nhất trí với nhau về một tổ chức tôn giáo được biến đổi theo khái niệm về nhận thức tốt hơn của chúng, nhưng vẫn không ngăn cản những giáo đoàn muốn ở trạng thái cũ. Nhưng nhất trí với nhau về một hiến pháp tôn giáo kiên định (beharrlich), không thể được hoài nghi công khai bởi bất cứ người nào chỉ trong thời gian của một đời người, và qua đó có thể nói là huỷ diệt một thời gian trong bước tiến đến sự cải thiện của con người và làm vô hiệu quả—nhưng thông qua đó lại gây bất lợi cho hậu thế—là một điều tuyệt đối không được phép. Tuy một người tuy có thể trì hoãn khải mông cho chính bản thân và sau đó cũng chỉ một thời gian ngắn trong những thứ buộc anh ta phải biết; nhưng từ khước nó, cứ cho là cho chính bản thân hắn, nhưng hơn nữa là cho hậu thế, có nghĩa là tổn hại và giẫm đạp những quyền thiêng liêng của nhân loại. Song thứ gì mà chính ngay một dân chúng không được phép quyết định cho chính mình, thứ đó một quân chủ còn không được phép hơn để quyết định cho họ; vì danh vọng mang tính chất lập pháp của ông có cơ sở chính ngay trên sự việc rằng ông hợp nhất tất cả ý chí thần dân với ý chí của mình. Nếu ông ấy chỉ nhìn thấy ở khía cạnh, rằng tất cả sự cải thiện chân chính hoặc được giả định chủ quan cùng tồn tại với chế độ công dân (bür­gerliche Ordnung): vậy thì, để nhắc lại, ông ta chỉ có thể để thần dân của mình tự làm điều mà họ thấy thiết yếu cho sự cứu rỗi của chính họ; việc này chẳng tương can gì đến ông, nhưng nên tránh việc một người cản trở người khác về mặt sứ mệnh (Bestim­mung) và đề cử bằng bạo lực, không để ông ta làm việc theo tất cả khả năng của mình. Ngay cả quốc vương bệ hạ cũng phải chịu thiệt hại nếu ông ta can thiệp ở đây bằng cách đặt vào sự giám sát của chính phủ (Regierungsaufsicht) những bài viết mà qua chúng, thần dân của ông tìm cách chỉnh đốn những nhận thức của họ, cũng như khi ông ta làm điều này từ nhận thức cao nhất, chỗ ông ta làm lộ mình cho lời quở trách: “Caesar non est supra Grammaticos” (“Ceasar không đứng trên các nhà văn phạm”, tức là văn phạm [trí tuệ] đi trước quyền lực), cũng như là, hay thậm chí là còn hơn thế, khi ông ta hạ thấp quyền lực cao nhất của mình tới mức ủng hộ một sự chuyên chế tâm linh của một số bạo chúa trong vương quốc của ông chống lại những thần dân còn lại.

Nếu như nó bây giờ được hỏi rằng: Chúng ta có đang sống trong một thời đại đã được khải mông hay không? thì đây là câu trả lời: Không, nhưng rõ ràng là trong một thời đại của Khải mông. Rằng con người, như sự vật hiển hiện cho thấy, nhìn một cách tổng quát, giả như đã có khả năng, hoặc đã có thể cũng được đặt vào chỗ có thể tự sử dụng lí trí của chính mình mà không có sự dẫn dắt của một người khác một cách an toàn và tốt đẹp trong những những vấn đề tôn giáo, về việc này thì vẫn còn rất nhiều điều khiếm khuyết. Chúng ta đã có những dấu hiệu rõ ràng cho việc bây giờ một thao trường đang được mở ra cho họ để họ có thể tu cải đến nơi ấy một cách tự do, và những chướng ngại của sự khải mông tổng quát hay của sự thoát khỏi trạng thái vị thành niên mà họ tự chịu trách nhiệm đã dần dần ít hơn. Trong khía cạnh này thì thời đại này là thời đại của Khải mông, hoặc là thế kỉ của Friederich.

Một chư hầu, người tự thấy rằng nó không phải không xứng đáng với ông khi nói rằng: ông coi đó là một nghĩa vụ, không quy định gì cho con người trong những vấn đề tôn giáo mà cho họ có toàn bộ tự do trong chúng, người như vậy đã tự từ chối cho mình cái danh hiệu kiêu ngạo “khoan dung”, chính mình đã được khải mông và xứng đáng được tôn vinh bởi đương thế và hậu thế tri ân như là người lần đầu tiên, ít nhất là từ phía của chính phủ, giải phóng nhân loại ra khỏi trạng thái vị thành niên và để mỗi người tự do tự sử dụng lí tính của chính mình trong tất cả vấn đề lương tâm. Dưới trướng của của ông thì những giáo sĩ khả kính được phép trình bày, một cách không bị tổn hại cho chức trách của họ, những phán đoán và nhận thức đây đó lệch lạc so với biểu tượng đã được chấp nhận với tính chất của những học giả để cho thế giới kiểm tra một cách tự do và công khai; nhưng còn hơn thế nữa là mỗi người khác, người không bị giới hạn bởi chức trách của mình. Tinh thần tự do này tự mở rộng bên ngoài, ngay cả ở nơi mà nó đã phải vật lộn với những chướng ngại bên ngoài của một chính phủ đã tự hiểu nhầm bản thân. Vì một ví dụ sẽ làm sáng tỏ cho chính phủ này, rằng trong tự do thì người ta không phải lo lắng gì cả, cho dù cái nhỏ nhất, cho sự bình ổn và đoàn kết của quốc dân chỉnh thể. Con người từ từ tự xoay sở vươn lên ra khỏi trạng thái man rợ nếu người ta không giả tạo một thứ gì đó với chủ ý để giữ họ trong đó.

Tôi đã đặt điểm chính của Khải mông, tức là sự thoát khỏi trạng thái vị thành niên của con người mà họ tự chịu trách nhiệm, nhấn mạnh trong những vấn đề tôn giáo: vì về mặt nghệ thuật và khoa học thì những người cai trị của chúng ta không quan tâm đến việc đóng vai giám hộ cho thần dân của họ; thêm vào đó là trạng thái vị thành niên kia cũng là cái tổn hại cũng như hạ nhục nhất trong tất cả. Nhưng phương cách tư duy của một quốc gia nguyên thủ, người xúc tiến cái đầu tiên kia [Khải mông] còn đi xa hơn và nhận thức được: rằng ngay trước việc lập pháp (Gesetzgebung) thì không có nguy hiểm gì khi cho phép thần dân sử dụng công khai lí tính của chính họ và trình bày những tư tưởng của họ về một sự tuyển tả tốt hơn của chính luật lệ này thậm chí với một phê phán sảng trực (freimütig) cho cái đã được ban bố cho thế giới; về điều này thì chúng ta có một ví dụ chói lọi mà qua nó thì không một quân chủ nào đã đi trước người mà chúng ta tôn kính.

Nhưng cũng chỉ có người mà, bản thân đã được khải mông, không sợ hãi trước bóng đen nhưng đồng thời có trong tay một quân đội kỉ luật và phong phú để đảm bảo sự bình an công cộng mới có thể nói điều này, thứ mà một quốc gia cộng hoà (Frei­staat) không dám nói: lí luận nhiều như các người muốn và về những thứ các người muốn; các ngươi chỉ phải tuân lệnh! Như vậy thì một tiến trình xa lạ, bất ngờ của những vấn đề con người xuất hiện; cũng như trong những trường hợp khác, khi người ta nhìn nhận nó trong một bối cảnh lớn mà trong đó mọi thứ gần như đều là nghịch lí. Một mức độ lớn hơn của tự do công dân có vẻ có ích cho tự do tinh thần của quần chúng và vẫn đặt cho nó những giới hạn không thể vượt qua được; một mức độ ít hơn của thứ này ngược lại sẽ tạo không gian cho quần chúng này để nó phát triển rộng mở theo tất cả khả năng của mình. Nếu như tự nhiên đã mở bọc mầm cây bên dưới lớp vỏ cứng chắc này, cái mầm mà nó đã chăm lo một cách âu yếm nhất, cụ thể là xu hướng (Hang) và thiên hướng (Beruf) đến suy nghĩ tự do: thì cái mầm này sẽ dần dần tác động trở lại cách tư duy của dân chúng (mà qua đó họ dần dần có nhiều khả năng hơn để hành xử tự do) và cuối cùng thậm chí cũng tác động đến những nguyên lí của chính phủ, thứ nhận thức được rằng: nó là phù hợp cho chính nó [chính phủ] khi đối xử con người, bây giờ đã hơn máy móc, tương xứng với tôn nghiêm của hắn.

Königsberg tại Phổ-lỗ-sĩ, 30 tháng 9 năm 1784.

Nguồn: FB Bảo Tích

 

 

 

4.6/5 - (5 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo