LÍ LỊCH & HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC HÀN LÂM | |
2008 – hiện nay | Giảng sư môn Phạn ngữ, Ruprecht-Karls-Universität Heidelberg. |
Chuyên dạy, đọc cổ văn với sinh viên châu Âu có ít nhất 4 học kì tiếng Phạn trở lên. Các chủ để đã dạy và đọc cùng với sinh viên: | |
— Chuyên Phạn ngữ cổ điển & sử thi: Mahābhārata (Bhagavadgītā), Rāmāyaṇa, Meghadūta của Kālidāsa, v.v. | |
— Khảo đính văn bản: Đọc thủ bản Vimalakīrtinirdeśa 維摩詰所 說經, Dharmasamuccaya 諸法集要經, Saddharmasmṛty upasthānasūtra 正法念處經, v.v. | |
— Triết học Phật giáo, tương quan với những văn bản sau: Vajracchedikā prajñāpāramitā 金剛般若波羅蜜經 , Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā 八千頌般若波羅蜜多, Madyamakakārikā 中論, Vimalakīrtinirdeśa 維摩詰所說經, Jātakamālā 本生鬘 của Āryaśūra và Haribhaṭṭa, v.v. | |
— Triết học Ấn giáo: Advaitavedānta, Viśiṣṭādvaitavedānta, Upaniṣad v.v. | |
03/2009 – 05/2012 | Trợ lí nghiên cứu (research assistant) tại Philipps‐Universität, Marburg. Trọng tâm trợ lí nghiên cứu: |
— Trợ giúp công trình hậu tiến sĩ “Khảo đính chương 1–3 của nguyên bản Phạn văn của Saddharmasmṛtyupasthānasūtra (Saddhsu) 正法念處經” của Dr. phil. Mitsuyo-Demoto Hahn. | |
— Kí âm (transcription) thủ bản lá bối của Chư pháp tập yếu kinh (Dharmasamuccaya). | |
— Đọc và nhập Tạng văn của kinh văn Saddhsu, bản dịch Tạng ngữ theo bốn bản còn tồn tại: Derge, Peking, Narthang và thủ bản London. | |
— Bắt đầu luận án tiến sĩ với việc xử lí, khảo đính thủ bản Chư pháp tập yếu kinh 諸法集要經 (Dharmasamuccaya). Supervisor: Prof. Dr. Michael Hahn (†2014), ĐH Marburg, sau đó là Prof. Dr. Ute Huesken, ĐH Heidelberg và Prof. Dr. Jens-Uwe Hartmann, ĐH München. Đã được hoàn tất năm 2019. | |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÀN LÂM | |
1989 – 1994 | Đại học TH Karlsruhe, ngành Công nghệ (Chemical Engineering), có chứng chỉ bán phần, không hoàn tất (chỉ thiếu luận văn kết thúc) |
1994 – 2000 | Sống qua lại giữa CHLB Đức và Việt Nam, học Cổ Hán văn ở nhiều chùa với nhiều tu sĩ, bằng hữu tại Việt Nam — Nghiên cứu lịch sử Phật giáo, Thiền tông Trung Hoa, Nhật và Việt Nam. |
04/2001 – 4/2006 | Chương trình đại học Cổ Ấn-độ học và Lịch sử Nam Á tại Ruprecht |
Karls-Universität Heidelberg với trọng tâm Phật học và Phạn học. | |
19/10 | Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với magna cum laude tại Ruprecht-Karls-Universität Heidelberg. Nguyên tựa của luận án: Kompendium der Dharmas I–VI. Neubearbeitung der ersten sechs Kapitel der buddhistischen Strophensammlung Dharmasamuc caya auf der Grundlage einer Palmblatthandschrift aus Nepal. Tựa tiếng Việt: “Chư pháp tập yếu kinh I–VI. Tân khảo đính sáu chương đầu của tập kinh kệ Phật giáo Chư pháp tập yếu 諸法集 要經 trên cơ sở của một thủ bản lá bối Phạn ngữ từ Nepal.” |
ĐÀO TẠO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG | |
1976 – 1983 | Trường La San Hiền Vương, sau đó đổi tên là Lê Lợi, lớp 1 đến lớp 8 tại TP HCM Việt Nam |
09/1983 – 07/1989 | Gymnasium “Carl-Benz-Gymnasium” tại thành phố Ladenburg, Đức quốc. |
TRÌNH ĐỘ NGÔN NGỮ | |
Việt | Tiếng mẹ đẻ |
Đức | Tiếng mẹ đẻ thứ hai |
Anh | Trôi chảy |
Pháp | Trình độ tú tài CHLB Đức |
Phạn (Sanskrit) | Nghiên cứu và dạy Đại học (bao gồm cổ ngữ Veda) |
Tây Tạng (Tibetan) | Nghiên cứu với khả năng giảng dạy |
Pāli | Nghiên cứu với khả năng giảng dạy |
Cổ Hán văn | Nghiên cứu |
La-tinh | Nghiên cứu với khả năng giảng dạy |
Cổ Hi-lạp | Nghiên cứu |
KĨ NĂNG CHUYÊN NGHIỆP | |
Kiến thức | — Triết học Phật giáo; Triết học Ấn-độ giáo, Sử Ấn-độ, Tích-lan, Miến-điện cổ đại; Phạn ngữ, đặc biệt là Ngữ pháp và Thi ca, Trường sử thi cũng như kinh văn Đại thừa Phật giáo bao hàm Hỗn chủng Phạn ngữ (Hybrid-Sanskrit). |
— Chuyên biên tập và chế bản in cho các tác phẩm hàn lâm thuộc | |
lĩnh vực Cổ Ấn-độ học và Phật học với nhiều cổ ngữ khác nhau. | |
— Chuyên ngành từ điển học với mục đích biên tập bộ Phạn-Việt Đại Từ Điển sau này. | |
— Chế chữ Hán/Nôm, tác giả của bộ chữ HAN NOM A & B, là bộ chữ Unicode đầu tiên có chữ Nôm được dùng để in ấn. | |
BIÊN SOẠN VÀ DỊCH THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM | |
Loạt sách Cổ Ấn-Độ học tùng thư bên dưới được biên soạn/dịch với mục đích gầy dựng bộ môn Cổ Ấn-độ học tại Việt Nam. | |
– Giáo Trình Phạn Văn | (Cổ Ấn-Độ học tùng thư I, 1) Thomas Lehmann & Đỗ Quốc-Bảo biên soạn, đã được xuất bản vào tháng 5, 2020. |
– Phạn Văn Văn Tuyển (forthc.) | (Cổ Ấn-Độ học tùng thư I, 2), dành cho sinh viên Phạn học trung cấp, có từ vị chọn lọc đi kèm, sẽ được xuất bản đầu 2021. |
– Ngữ Pháp Phạn Ngữ | (Cổ Ấn-Độ học tùng thư II, 1) Franz Kielhorn; Đỗ Quốc-Bảo soạn dịch. Đã được xuất bản vào tháng 8, 2020. |
– Cú Pháp Phạn Ngữ | (Cổ Ấn-Độ học tùng thư II, 2), J. S. Speyer; Đỗ Quốc-Bảo soạn dịch |
– Bát Thiên Thư (Aṣṭadhyāyī) (forthc.) | (Cổ Ấn-Độ học tùng thư II, 4), Pāṇini; Đỗ Quốc-Bảo dịch và chú giải, sẽ được phát hành 2024 |
– Phạn Ngữ Học Thuật (forthc.) | (Cổ Ấn-Độ học tùng thư II, 3), Đỗ Quốc-Bảo soạn dịch, sẽ được phát hành 2024. |
– Từ Điển Phật Học | Chủ biên với bút danh Chân Nguyên – Đỗ Quốc Bảo trong nhóm |
Đạo Uyển, xuất bản 1999, được tái bản nhiều lần, hiện vẫn còn | |
được lưu hành. | |
– Các Câu Hỏi Lớn Của Triết Học (nguyên tác | Được dịch cùng với đồng dịch giả Nguyễn Huy-Đăng, sẽ được xuất |
Anh ngữ “Philosophy’s Big Questtions”) | bản cuối 2024. |