Đôi nét về Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân (1910–1987), sinh ra tại làng Nhân Mục (nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội) trong một gia đình nho học. Bố ông là một trí thức theo Nho giáo, ông được giáo dục trong môi trường truyền thống, tiếp thu văn hóa cổ điển và sớm bộc lộ niềm đam mê với văn chương.
Ông từng học trường Cao đẳng Tiểu học Bảo hộ tại Hà Nội, nhưng sau đó bỏ học để tự do theo đuổi đam mê văn học và khám phá đời sống xã hội. Ông bắt đầu những chuyến đi khắp đất nước, tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, và từ đó tích lũy được vốn sống phong phú cho sự nghiệp văn chương của mình sau này.
Sự nghiệp sáng tác
Với phong cách viết lãng mạn và tài hoa. Những năm 1930 Nguyễn Tuân đã nhanh chóng được biết đến qua các tác phẩm văn xuôi, đặc biệt ông hứng thú với đề tài con người tài hoa, lãng tử và những giá trị văn hóa cổ xưa. Vang bóng một thời (1940) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông trong giai đoạn này. Ông còn là một nhà báo, cộng tác với nhiều tờ báo lớn thời bấy giờ, đồng thời tham gia vào các hoạt động văn nghệ.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ông chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng và phong cách sáng tác. Từ một người hoài cổ, yêu lãng mạn, ông bắt đầu viết về hiện thực cuộc sống và con người lao động.
Giai đoạn (1954 – 1987) ông tiếp tục sáng tác với nhiều tác phẩm tùy bút, phản ánh đời sống và thiên nhiên Việt Nam như: Tùy bút Sông Đà (1960). Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc, đồng thời ca ngợi sức lao động và sự kiên cường của con người trong công cuộc xây dựng đất nước.
Di sản của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân qua đời 1987 tại Hà Nội, để lại một di sản văn học đồ sộ và giá trị. Ông được xem là một trong những nhà văn lớn của Việt Nam thế kỷ 20, với phong cách viết độc đáo, tinh tế và đầy sức sống.
Những tác phẩm của ông không chỉ miêu tả chân thực cuộc sống, thiên nhiên mà còn chứa đựng triết lý sâu sắc về con người và xã hội. Văn chương của Nguyễn Tuân vừa đậm chất lãng mạn, vừa hiện thực, góp phần quan trọng trong việc phát triển văn học cách mạng và xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thời đại mới.
Danh mục sách
Hiệu sách
Hiệu sách