Mô tả sách Lịch sử triết học phương Đông
Lịch sử triết học phương Đông của Giáo sư Nguyễn Đăng Thục là một cuốn sách triết học hay. Với quá trình biên soạn công phu, đầy tâm huyết, được chỉnh sửa, bổ sung qua nhiều năm phụ trách giảng dạy đại học, nhà nghiên cứu triết học Nguyễn Đăng Thục đã cho ra mắt độc giả công trình sách “Lịch sử triết học phương Đông” gồm những nội dung sau:
– Triết học Trung Hoa: từ thời kỳ khởi điểm đến thời kỳ hoàn thiện triết học.
– Triết học Ấn Độ: Từ Vệ Đà đến Phật giáo nguyên thủy.
– Triết học phương Đông nói chung từ năm 241 trước Công nguyên đến 907 sau Công nguyên và triết học Trung Hoa cận đại.
Với cách ghi nhận và phân tích khách quan, tác giả trình bày các học thuyết triết học phương Đông như một tiến trình thống nhất, nêu lên những tương quan tất yếu giữa các trường phái và các trào lưu khác nhau, ghi nhận từng mốc tiến hóa của mỗi giai đoạn hình thành và phát triển.
Đôi nét về tác giả
Nguyễn Đăng Thục (1909-1999) là nhà giáo dục, nhà nghiên cứu triết học và văn học Việt Nam ở thế kỷ 20. Nguyễn Đăng Thục sinh ngày 14 tháng 6 năm 1909 trong một gia đình có truyền thống nho học và khoa bảng, tại làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).
Tác phẩm của GS. Nguyễn Đăng Thục đã xuất bản trước năm 1975:
- Đại học, Tứ hải (Hà Nội, 1940)
- Triết lý nhân sinh Nguyễn Công Trứ (Hà Nội, 1950)
- Tinh thần khoa học Đạo học (Văn hóa hiệp hội Hà Nội, 1953. Năm 1967, Khai trí ở Sài Gòn in lại)
- Dân tộc tính (Văn hóa vụ Sài Gòn, 1956)
- Triết lý văn hóa khái luận (Văn hữu Á châu, Sài Gòn, 1956)
- Triết học Đông phương nhập môn (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, lần I: 1958, lần 2: 1960)
- Văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á (Văn hóa Á Châu, Sài Gòn, 1961)
- Lịch sử triết học Đông phương tập I (Linh Sơn, Sài Gòn, 1956. Duy Nhất in lại, Sài Gòn, 1963)
- Lịch sử triết học Đông phương tập II (Linh Sơn, Sài Gòn, 1956. Khai Trí in lại, Sài Gòn, 1963)
- Lịch sử triết học Đông phương tập III (Đông Phương, Sài Gòn, 1956)
- Lịch sử triết học Đông Phương tập IV (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, lần thứ I: 1962, lần thứ 2: 1968)
- Lịch sử triết học Đông phương tập V (Bộ Quốc gia giáo dục Sài Gòn, 1964)
- Tư tưởng Việt Nam (Khai Trí, Sài Gòn, 1964)
- Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập I (Phủ Quốc Vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1967)
- Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập II (Phủ Quốc Vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1970)
- Thiền học Việt Nam (Lá Bối, Sài Gòn, 1967)
- Democracy in traditional Vietnamese society (Nền dân chủ trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Bộ Giáo dục, Sài Gòn, 1962)
- Asian culture and Vietnamese humanism (Văn hóa châu Á và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Hội Văn hóa Á Châu, Sài Gòn, 1965)
- Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập III, IV, V, VI, in 1973 tại Sài Gòn)
- Vũ trụ nghệ thuật Nguyễn Du (1973)
- Lý hoặc luận của Mâu Bác (dịch và chú thích)
- Triết học Thiền của Trần Thái Tông (1970)
- Khóa hư lục của Trần Thái Tông (dịch và chú thích, in 1972). Ngoài ra, ông còn một số ít tác phẩm chưa xuất bản.
Ngoài ra, ông còn viết lời tựa cho một số quyển sách của Cao Đài giáo như: Giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Trên đường tấn hóa…
Sau năm 1975, một số tác phẩm của ông đã được chọn in lại, trong đó có hai bộ sách đồ sộ là Lịch sử triết học Đông phương (trọn bộ 5 tập. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991) và Lịch sử tư tưởng Việt Nam (trọn bộ 6 tập. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1992).
Cập nhật thông tin mới nhất tại Fanpage: Thư Hiên Dịch Trường
Võ Minh Mẫn (xác minh chủ tài khoản) –
Từ ngữ gần gũi, ví dụ chân thật
Chí Hiếu (xác minh chủ tài khoản) –
Từ ngữ gần gũi, ví dụ chân thật
Trần Nhật Minh, Nguyễn Thanh Hằng, Vĩnh Bình, Ngọc My, Minh Anh, Thanh Trúc, Nguyễn Thảo, Nguyễn Hồ, Minh Khôi, Nguyễn Ngọc, Thanh Tâm, Hồ Cao, Mỹ Diệp, Băng Trần (xác minh chủ tài khoản) –
Sách hay quá, văn phong gần gũi dễ hiểu